Ngày xuất bản: 2018-02-10

Không gian tri nhận của động từ tri giác “nhìn/ thấy” trong tiếng Việt

Nguyễn Hoàng Phương
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5526
Tóm tắt | PDF (454.9K)

Tóm tắt

Bài báo này là kết quả của việc vận dụng lý thuyết không gian tri nhận của Giles Fauconier để khảo sát, nghiên cứu các yếu tố chi phối quá trình tâm thức hay cũng chính là các yếu tố trong không gian tri nhận của cặp động từ tri giác ‘nhìn’ và ‘thấy’. Việc này giúp chúng ta nắm rõ hơn cách thức tạo sinh và thấu hiểu các phát ngôn có hai động từ tri giác nêu trên. Từ đó chúng ta có thể áp dụng trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài giúp họ tạo sinh tiếng Việt đúng chuẩn. Bên cạnh đó nó còn giúp sự chuyển dịch giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác được chính xác, hiệu quả và tinh tế hơn

Dịch tài liệu du lịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh theo lý thuyết quan hệ

Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5505
Tóm tắt | PDF (364.1K)

Tóm tắt

Bài báo này là kết quả của việc vận dụng lý thuyết không gian tri nhận của Giles Fauconier để khảo sát, nghiên cứu các yếu tố chi phối quá trình tâm thức hay cũng chính là các yếu tố trong không gian tri nhận của cặp động từ tri giác ‘nhìn’ và ‘thấy’. Việc này giúp chúng ta nắm rõ hơn cách thức tạo sinh và thấu hiểu các phát ngôn có hai động từ tri giác nêu trên. Từ đó chúng ta có thể áp dụng trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài giúp họ tạo sinh tiếng Việt đúng chuẩn. Bên cạnh đó nó còn giúp sự chuyển dịch giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác được chính xác, hiệu quả và tinh tế hơn

Phong cách học nữ quyền và vấn đề câu mang đặc trưng giới tính

Nguyễn Thế Truyền
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5543
Tóm tắt | PDF (1.3M)

Tóm tắt

Qua tham khảo các tài liệu của Mills (1995, 2006) và Montoro (2014), bài viết này giới thiệu một cái nhìn tong quan về phong cách học nu quyền (khái niệm, nguồn gốc, hướng nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp) cho bạn đọc Việt Nam. Bài viết cũng dành một số trang giới thiệu một nội dung nghiên cứu cụ thể và có nhiều điểm lý thú của phong cách học nữ quyền là vấn đề câu mang đặc trưng giới tính, nhằm giúp người đọc hình dung đưoc phần nào nội dung và thao tác làm việc của phân ngành phong cách học còn khá mới mẻ này. Mục đích cuối cùng của phong cách học nữ quyền là thay đoi nhận thức về vấn đề giới tính thông qua phân tích nhung vấn đề được phản ánh trong văn bản, từ đó dẫn đến thay đổi nhận thức xã hội và thay đổi thực trạng xã hội.

“Miệng” trong thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn ẩn dụ ý niệm (ẩn dụ bản thể)

Phan Thế Hoài
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5502
Tóm tắt | PDF (270K)

Tóm tắt

Ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lý của ý thức con người, là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và ngôn ngữ bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm lý con người. Ẩn dụ tri nhận là một thao tác tinh thần giúp chúng ta nhận thức thế giới xung quanh. Các nhà tri nhận luận đã chia ẩn dụ tri nhận làm bốn loại là: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hướng và ẩn dụ kênh dẫn truyền. Bài viết này trình bày ý niệm “miệng” trong thơ Hàn Mặc Tử qua cách nhìn của ẩn dụ ý niệm (ẩn dụ bản thể) để mã hóa những cung bậc cảm xúc và quan niệm thẩm mỹ trong thơ ông.

Xác định thể loại truyện Ba Phi

Triều Nguyên
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5533
Tóm tắt | PDF (1.4M)

Tóm tắt

Việc xem truyện Ba Phi thuộc truyện Trạng là điều thường gặp trong các công trình nghiên cứu về văn học dân gian, văn hoá dân gian lâu nay. Thật ra, truyện Ba Phi không phải là truyện trạng, mà là một bộ phận của truyện cười, tương tự với truyện các làng cười (mà chúng ta đã biết). Bài viết đã phân tích nhằm cho thấy điều ấy. Sự phân định giữa truyện Ba Phi với truyện trạng sẽ có ý nghĩa đáng kể, nhằm tiện nắm bắt đặc điểm của mỗi thể loại. Bên cạnh đó, việc làm này cũng góp phần làm rạch ròi, sáng rõ mối quan hệ giữa các thể loại, trong hệ thống văn học dân gian Việt Nam.

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư – từ văn học đến kịch bản sân khấu

Nguyễn Văn Nhị
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5511
Tóm tắt | PDF (339.5K)

Tóm tắt

Vấn đề chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sâu khấu là vấn đề đã được diễn ra từ rất lâu nhưng để trở thành hiện tượng nổi bật thì thực sự chỉ diễn ra trong những năm gần đây. Đáng chú ý, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được chuyển thể khá nhiều trên các sân khấu ở TP.HCM. Vì vậy, từ góc độ loại thể, bài viết trình bày những tương đồng và khác biệt giữa hai loại hình nghệ thuật này, để thấy được những điểm khu biệt giữa văn học và sân khấu, cũng như nhận thức được quá trình tạo lập một kịch bản chuyển thể. Từ đó, chúng ta có thể hình thành thêm những kịch bản văn học có giá trị khi mà nguồn kịch bản hiện nay đang bị thiếu hụt trầm trọng.

Dấu ấn mỹ học tự nhiên trong truyện ngắn Guy De Maupassant

Hà Thị Thu Phương
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5522
Tóm tắt | PDF (397.5K)

Tóm tắt

Chịu ảnh hưởng bởi phương pháp sáng tác của chủ nghĩa tự nhiên, vì vậy, trong một số tác phẩm, Maupassant áp dụng phương pháp sáng tác này để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Ông quan tâm đến sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, phản ánh những tiến bộ ấy và sự ảnh hưởng của nó đến tinh thần của con người. Ngoài ra, đặc điểm của chủ nghĩa tự nhiên được thể hiện trong truyện ngắn của ông còn bao gồm thái độ khách quan, lạnh lùng trong bút pháp, tin tưởng vào sự chi phối của yếu tố tiền định (do mạch ngầm sinh học quyết định).

Quá trình quá độ dân số ở Việt Nam: lịch sử và lô-gíc

Hà Trọng Nghĩa & Phạm Thị Hà Thương
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5518
Tóm tắt | PDF (493.8K)

Tóm tắt

Bằng cách tiếp cận Lịch sử - Logíc, bài viết phân tích mô hình quá độ dân số ở Việt Nam từ năm 1935 đến 2016. Kết quả cho thấy mặc dù Việt Nam vẫn trải qua các giai đoạn quá độ dân số như lý thuyết quá độ dân số miêu tả, mô hình này có những nét đặc thù: (1) Quá độ mức sinh đến trước quá độ mức chết khoảng trên 20 năm và dự đoán thời kỳ hậu quá độ sẽ đến sau năm 2049, (2) Các chỉ số về sinh, chết, tốc độ tăng trưởng dân số thời kỳ quá độ dân số ở Việt Nam cao hơn so với các chỉ số của lý thuyết quá độ dân số. Nguyên nhân là vì Việt Nam kế thừa các thành tựu y học hiện đại và nhận được sự tài trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế để nâng cao chất lượng dân số. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa, cải thiện trình độ học vấn, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế một mặt làm tuổi thọ tăng lên, mặt khác cũng khiến người dân bắt đầu có những hành vi hạn chế mức sinh, góp phần thúc đẩy sự quá độ dân số diễn ra nhanh hơn trong bối cảnh Việt Nam vẫn chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Văn hoá – một phạm trù biến hoá: tổng thuật lịch sử 400 năm biến đổi nhận thức về văn hóa

Lý Tùng Hiếu
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5535
Tóm tắt | PDF (423.4K)

Tóm tắt

Khái niệm “culture” (Anh, Pháp), “kultur” (Đức) hình thành vào thế kỷ XVII ở châu Âu, đến cuối thế kỷ XIX được du nhập đến phương Đông, làm hình thành khái niệm “bunka” (Nhật Bản), “wénhuà” (Trung Hoa), “văn hoá” (Việt Nam). Từ khi trở thành thuật ngữ khoa học vào cuốithế kỷ XIX, khái niệm này đã được diễn giải rất khác nhau và đã biến đổi ý nghĩa nhiều lần. Từ ý nghĩa ban đầu là giáo hoá, “culture”/ “văn hoá” đã biến nghĩa để chỉ các năng lực tinh thần, tiếp đó mở rộng nghĩa để chỉ các hiện tượng nhân tạo hình thành trong xã hội loài người. Và đến cuối thế kỷ XX thì nó được thu hẹp nghĩa để gắn liền với dân tộc, tộc người: Văn hoá là tất cả những hoạt động, sản phẩm và giá trị vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo và được các thế hệ con người chấp nhận, tuân thủ, phổ biến, truyền lưu, giúp phân biệt con người với tự nhiên, và phân biệt tộc người này với tộc người khác, dân tộc này với dân tộc khác. Vận dụng phương pháp phân tích - tổng hợp tư liệu và phương pháp so sánh, bài viết cung cấp những nhận thức mới về “culture”/ “văn hoá” và ý nghĩa quan trọng của những nhận thức ấy đối với việc hoạch định các chính sách văn hoá của nhà nước và cách ứng xử đối với văn hoá của cộng đồng xã hội, trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế và kỹ thuật của thế giới hôm nay.

Các định hướng bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của hò bả trạo

Tạ Quang Đông
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5404
Tóm tắt | PDF (2.2M)

Tóm tắt

Hò bả trạo là hình thức diễn xướng hát múa của người dân vùng biển, có sự tham gia của tuồng, âm nhạc Phật giáo, hò, lý dân gian… Lịch sử phát triển của hò bả trạo hơn 150 năm, bắt nguồn từ phía Bắc sau đó tiến dần vào các tỉnh ven biển miền Trung. Trải qua nhiều năm tháng, hò bả trạo đang ngày càng mai một. Bảo tồn hò bả trạo đang là những vấn đề lớn cần phải nghiên cứu tìm ra các định hướng để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của hò bả trạo.

Dự báo sản lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Tô Thị Kim Hồng, Lê Trương Duy Lam & Nguyễn Minh Đức
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5521
Tóm tắt | PDF (392.6K)

Tóm tắt

Qua việc ứng dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp Box-Jenkins trong đó có thực hiện kiểm định tính dừng, kiểm định nhân quả cho mô hình hồi quy logarit kép và ARIMA, bài viết đã đề xuất mô hình phù hợp cho dự báo về sản lượng cá tra xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Với số liệu chuỗi thời gian được thu thập từ UN-Comtrade và NOAA, kết quả cho thấy trong một năm sau sản lượng cá tra xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng tuy nhiên số lượng này sẽ giảm sau đó, mức độ giảm không nhiều và vẫn cao hơn so với hiện trạng (tính đến đầu năm 2017). Sau khi phân tích nhiều mô hình, nghiên cứu này đề xuất mô hình ARIMA để dự báo sản lượng cá tra xuất khẩu. Mặc dù cần có những nghiên cứu thêm để xem xét mô hình dự báo ở nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên kết quả này vẫn là tài liệu tham khảo cho những nhà quản lý, nhà kinh doanh và người sản xuất cá tra.

Mối quan hệ giữa minh bạch và thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài tại các quốc gia ASEAN

Mai Thị Hồng Đào & Lê Thị Minh Tuyền
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5542
Tóm tắt | PDF (1.1M)

Tóm tắt

Tính minh bạch trong hoạt động quản lý sẽ tạo nên sức mạnh trong các chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Minh bạch là giải pháp quan trọng để khắc phục tệ quan liêu tham nhũng, là điều kiện không thể thiếu để Chính phủ tiếp thu trí tuệ của người dân, doanh nghiệp, tổ chức... đóng góp cho các hoạt động quản lý Nhà nước, đặc biệt là hoạt động quản lý kinh tế trong đó có hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng động, trong vòng 11 năm từ 2005-2015 của 11 nước ASEAN để kiểm định mối quan hệ giữa tính minh bạch với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bài viết tìm thấy bằng chứng thống kê mạnh là tính minh bạch sẽ giúp tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, và ngược lại thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ cải thiện tính minh bạch trong hoạt động quản lý Nhà nước tại các quốc gia Đông Nam Á.

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân đạm tới sự sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc vàng hè (Chrysanthemum spp.)

Lê Phú Quỳnh Như, Võ Thị Lê Na & Lê Minh Sơn
Bản điện tử: 30 Th01 2018 | DOI: 10.58810/vhujs.5.5.2017.5515
Tóm tắt | PDF (298.4K)

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 11/2015 đến tháng 01/2016. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định khoảng cách trồng, lượng phân đạm phù hợp với cây hoa cúc Vàng hè trồng ở Gia Lai. Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu lô sọc (Strip-plot design), 3 lần lặp lại. Những nghiệm thức yếu tố sọc ngang gồm có 3 khoảng cách trồng (A1: 10x16 cm; A2: 12x16 cm; A3: 14x16 cm). Nghiệm thức yếu tố sọc dọc gồm có 4 lượng phân đạm (B1: 120 kg/ha, B2: 140 kg/ha, B3: 160 kg/ha, B4: 180 kg/ ha). Khi trồng giống hoa cúc Vàng hè với khoảng cách 10x16 cm làm tăng chiều cao cây, năng suất lý thuyết và năng suất cây loại 1, nhưng giảm kích thước bông so với các kích thước trồng lớn hơn. Lượng phân đạm 160 và 180 kg/ha làm tăng chiều cao, số bông, đường kính bông và năng suất cây loại 1 so với khi bón lượng đạm 120 và 140 kg/ha. Kết quả cho thấy đối với giống hoa cúc Vàng hè đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất khi kết hợp trồng với khoảng cách 10x16 cm và bón lượng đạm 160 kg/ha.