Lý Tùng Hiếu *

* Correspondence: Lý Tùng Hiếu

Main Article Content

Tóm tắt

Khái niệm “culture” (Anh, Pháp), “kultur” (Đức) hình thành vào thế kỷ XVII ở châu Âu, đến cuối thế kỷ XIX được du nhập đến phương Đông, làm hình thành khái niệm “bunka” (Nhật Bản), “wénhuà” (Trung Hoa), “văn hoá” (Việt Nam). Từ khi trở thành thuật ngữ khoa học vào cuốithế kỷ XIX, khái niệm này đã được diễn giải rất khác nhau và đã biến đổi ý nghĩa nhiều lần. Từ ý nghĩa ban đầu là giáo hoá, “culture”/ “văn hoá” đã biến nghĩa để chỉ các năng lực tinh thần, tiếp đó mở rộng nghĩa để chỉ các hiện tượng nhân tạo hình thành trong xã hội loài người. Và đến cuối thế kỷ XX thì nó được thu hẹp nghĩa để gắn liền với dân tộc, tộc người: Văn hoá là tất cả những hoạt động, sản phẩm và giá trị vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo và được các thế hệ con người chấp nhận, tuân thủ, phổ biến, truyền lưu, giúp phân biệt con người với tự nhiên, và phân biệt tộc người này với tộc người khác, dân tộc này với dân tộc khác. Vận dụng phương pháp phân tích - tổng hợp tư liệu và phương pháp so sánh, bài viết cung cấp những nhận thức mới về “culture”/ “văn hoá” và ý nghĩa quan trọng của những nhận thức ấy đối với việc hoạch định các chính sách văn hoá của nhà nước và cách ứng xử đối với văn hoá của cộng đồng xã hội, trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế và kỹ thuật của thế giới hôm nay.
Từ khóa: văn hoá, giáo hoá, năng lực tinh thần, hiện tượng nhân tạo, nhân hoá, bản sắc dân tộc

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh (1938, 1998). Việt Nam văn hoá sử cương. NXB Đồng Tháp tái bản.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII (1998). Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. ngày 16/07/1998.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI (2014). Nghị quyết số 33- NQ/TW của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. ngày 09/06/2014.
Barker, C. (2004). The Sage Dictionary of Cultural Studies. First published, SAGE Pub- lications, London - Thousand Oaks - New Delhi.
Cowie, A. P. ed. (1992). Oxford Advanced Learn- er’s Dictionary of Current English. Encyclopedic edition. Oxford University Press.
Trường Chinh (1974). Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam. Báo cáo tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai, tháng 7/1948, in lần thứ hai, Hà Nội, NXB Sự thật.
Chu Xuân Diên (2008). Cơ sở văn hoá Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Phạm Đức Dương (2013). Văn hoá học dẫn luận. NXB Văn hoá Thông tin.
Nguyễn Tấn Đắc (1999). “Từ nhu cầu văn hoá đến quyền văn hoá của các dân tộc (trường hợp Tây Nguyên)”. Trong: Những vấn đề văn hoá, văn học & ngôn ngữ học, Viện Khoa học Xã hội tại TP. Hồ Chí Minh, NXB Khoa học Xã hội, tr. 20-37.
Epstein, M. (1999). Văn hóa học: culturology và cultural studies. Nguyễn Văn Hiệu dịch từ nguyên tác tiếng Anh Transcultural Ex- periments: Russian and American Models of Creative Communication, New York: St. Martin’s Press, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 9 - 2007.
Kiều Thu Hoạch (2012). Những tri thức thiếu chính xác và một số điều cần trao đổi trong những cuốn sách viết về văn hóa Việt Nam. Tạp chí Văn hóa Dân gian, Tham khảo tại: http://huc.edu.vn [Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2012].
Trần Ngọc Khánh (2011). Mấy cơ sở tiếp cận lý thuyết nghiên cứu văn hoá. Tham khảo tại: www.vanhoahoc.edu.vn [Truy cập ngày 04 tháng 9 năm 2011].
King, J. (1927). Tusculan Disputations: Introduction. Loeb Classical Library.
Lê Thành Khôi (2007). Đọc ‘Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam’. Tham khảo tại: http://dong- tac.net [Truy cập ngày 06 tháng 3 năm 2007].
Maruyama, M. (1996). “Phương thức tư duy với các nền văn hoá”. Tạp chí Người đưa tin UNESCO, số 2-1996.
Mayor, F. (1989). Tạp chí Người đưa tin UNESCO, số 11-1989.
Hồ Chí Minh (2000). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, 1930-1945. xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Ostwald, W. (1909). Energetische Grundlagen der Kulturwissenschaft. Leipzig.
Hoàng Phê chủ biên (1998). Từ điển tiếng Việt. in lần thứ 6, Hà Nội - Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học.
Sapir, E. (1921). Ngôn ngữ: Dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói. Vương Hữu Lễ dịch từ nguyên tác tiếng Anh Language: An introduction to the study of speech. New York: Harcourt Brace (2000), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
Trần Ngọc Thêm (1999). Cơ sở văn hoá Việt Nam. tái bản lần thứ 2, NXB Giáo dục.
Trần Ngọc Thêm (2004). Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, cái nhìn hệ thống - loại hình. in lần thứ 4, NXB TP. Hồ Chí Minh
Trần Ngọc Thêm (2016). Tổng quan những bài học lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá từ Đổi mới đến nay - Những vấn đề khoa học xã hội & nhân văn. Chuyên đề văn hóa học II. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 3-34.
Trần Quốc Vượng chủ biên (1998). Cơ sở văn hoá Việt Nam. NXB Giáo dục.
Tylor, E. B. (1958). Primitive Culture. New York, Harper.
UNESCO (2001). Universal Declaration on Cultural Diversity. Tuyên bố Toàn cầu về Đa dạng Văn hoá, Tham khảo tại: http://por- tal.unesco.org [Truy cập ngày 02 tháng 11 năm 2001].
Đặng Nghiêm Vạn (2010). Văn hoá Việt Nam đa tộc người. NXB Văn học.
White, L. A. (1959). The Evolution of Culture: The Development of Civilization to the Fall of Rome. New York, McGraw-Hill.