Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến

Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến (Van Hien University Journal of Science ) công bố và đăng tải những kết quả nghiên cứu khoa học dưới dạng các bài tổng quan (review paper), các bài của các công trình nghiên cứu khoa học (research paper) và các bài thông tin, thông báo khoa học (short communication paper) của các tác giả trong và ngoài nước. Nội dung của các bài báo liên quan đến các ngành, chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu tại trường Đại học Văn Hiến và các cơ sở liên quan của trường Đại học Văn Hiến. Đặc biệt là những kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến Khoa học Xã hội Nhân văn, Kinh tế, Kỹ thuật - Công nghệ và thông tin về các hoạt động đào tạo tại trường Đại học Văn Hiến.

Điểm công trình khoa học HĐGSNN năm 2024

Năm 2024, Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến đã được Hội đồng Ngành, Liên ngành thuộc Hội đồng Giáo sư Nhà nước duy trì công nhận điểm các ngành (theo Quyết định số 25/QĐ-HĐGSNN phê duyệt Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2024):

Ngành

Điểm công trình

Danh mục tạp chí được tính điểm

Văn học

0,75

Vanhoc

Kinh tế

0,5

Kinhte

Liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục Thể thao

0,5

VH_NT_TDTT

Khoa học Giáo dục

0,25

Giaoduc

Chu kỳ xuất bản

Hiện tại, Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến đang trong quá trình xin cấp lại giấy phép xuất bản. Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến sẽ xuất bản các số tiếp theo dự kiến như sau:

Chuyên đề

Thời gian xuất bản dự kiến

Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tháng 3

Khoa học và Công nghệ

Tháng 5

Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tháng 6

Kinh tế

Tháng 7

Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tháng 9

Economics

Tháng 10

Science and Technology

Tháng 11

Social Sciences and Humanities

Tháng 12

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân tại hồ chứa Sông Than, tỉnh Ninh Thuận

Hoàng Hà Anh & Lê Thị Trâm Anh
Bản điện tử: 05 Th09 2023 | DOI: 10.58810/vhujs.9.5.2023.728
Tóm tắt | PDF (694.8K)

Tóm tắt

Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật địa phương, các công trình dân sinh kỹ thuật, khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, vấn đề này cũng tác động trực tiếp đến đời sống, điều kiện kinh tế của người dân. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân tại dự án hồ chứa Sông Than, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận bằng cách xác định sự ảnh hưởng đến 05 nguồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế, thông qua khảo sát trực tiếp 187 hộ dân. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ sau thu hồi đất bằng mô hình hồi quy Binary Logistic. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Thu hồi đất làm giảm nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên cải thiện nguồn vốn nhân lực, vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội, (2) Phần lớn các hộ có tỷ lệ đất thu hồi cao thay đổi chiến lược sinh kế từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh khác và ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập so với trước khi thu hồi đất, (3) Các yếu tố ảnh hưởng sắp xếp theo thứ tự giảm dần đến tăng thu nhập của hộ sau thu hồi đất gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, sử dụng tiền đền bù để đầu tư sản xuất kinh doanh, tuổi của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, số lao động trong ngành nông nghiệp của hộ và nghề nghiệp của chủ hộ. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách nhằm đảm bảo sinh kế của người dân, cải thiện thu nhập sau thu hồi đất.

Ký hiệu “Tóc bạc” trong thơ tha hương thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX

Đàm Thị Thu Hương
Bản điện tử: 05 Th09 2023 | DOI: 10.58810/vhujs.9.5.2023.777
Tóm tắt | PDF (671.1K)

Tóm tắt

Đa dạng hóa thu nhập không những giúp hộ gia đình tăng thu nhập và nâng cao mức sống mà còn là cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách ra quyết định trong công cuộc giảm nghèo hướng đến phát triển bền vững. Chỉ số Simpsons Index of Diversity (SID) đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập và mô hình hồi quy đa biến với phương pháp bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình tại Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 402 hộ gia đình trong tháng 5 năm 2023 tại Đầm Nại. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình còn thấp (50,316 triệu đồng/ năm) và mức độ đa dạng hóa thu nhập cũng rất thấp với SID là 0,21. Bên cạnh đó, kết quả của mô hình hồi quy cũng chỉ ra các biến như: trình độ học vấn, số lượng lao động, quy mô hộ, thu nhập từ nông nghiệp và nghề nghiệp của chủ hộ có ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hóa thu nhập của hộ, trong đó biến quy mô hộ, trình độ học vấn và số lao động có tác động mạnh đến mức độ đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình tại Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận. Qua đó, nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách nhằm đa dạng hóa sinh kế và nâng cao thu nhập của người dân địa phương.

Hình Ảnh Người Phụ Nữ trong Truyền Kỳ Mạn Lục (Nguyễn Dữ) và Vũ Nguyệt Vật Ngữ (Ueda Akinari)

Phạm Phi Na
Bản điện tử: 05 Th09 2023 | DOI: 10.58810/vhujs.9.5.2023.745
Tóm tắt | PDF (662.5K)

Tóm tắt

Hình ảnh người phụ nữ xuất hiện khá thường xuyên trong các tác phẩm truyền kỳ các nước trong khu vực văn hóa chữ Hán với nhiều nét đặc trưng nổi bật. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể về hình tượng này trong thể loại truyền kỳ. Vận dụng phương pháp so sánh song song, bài viết này hướng đến nghiên cứu hình ảnh người phụ nữ trong hai tác phẩm truyền kỳ tiêu biểu: Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) và Vũ nguyệt vật ngữ (Ueda Akinari). Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh những điểm tương đồng trong việc khắc họa hình ảnh người phụ nữ trong hai tác phẩm như đề cao vẻ đẹp, đức hy sinh, lòng hiếu hạnh, sự thủy chung, người phụ nữ trong từng tác phẩm cũng có những nét riêng gắn với đặc điểm của mỗi dân tộc. Nếu những người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục được khắc họa như những con người mạnh dạn tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc cho mình thì người phụ nữ trong Vũ nguyệt vật ngữ lại quyết liệt trong việc đòi công lý cho họ. Tất cả không những thể hiện dòng chảy chung thể loại truyện truyền kỳ trung đại trong khu vực văn hóa chữ Hán mà còn tạo nên dấu ấn riêng của hình ảnh người phụ nữ trong từng tác phẩm.

Thân phận các nhân vật chính trong Tấm ván phóng dao - nhìn từ lý thuyết chấn thương

Hồ Thị Ngọc Nho & Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Bản điện tử: 05 Th09 2023 | DOI: 10.58810/vhujs.9.5.2023.772
Tóm tắt | PDF (643.2K)

Tóm tắt

Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Mạc Can thể hiện tính nhân văn sâu sắc của trái tim người nghệ sỹ trước những phận người khốn khổ. Bài viết hướng tới tìm hiểu những vùng tối của những số phận bất hạnh trong tác phẩm dưới góc nhìn của văn học chấn thương, trong đó ba nhân vật chính của tiểu thuyết ứng với ba dạng thức chấn thương khác nhau: (1) Nhân vật người anh: dạng chấn thương từ chịu đựng, ức chế và khổ tâm; (2) Nhân vật em gái: dạng chấn thương từ sợ hãi, hoảng loạn; (3) Nhân vật tôi: dạng chấn thương từ nỗi cô đơn và sự vươn lên hàn gắn nỗi đau. Qua đó, bạn đọc có cơ hội thấu hiểu tâm sự của nhà văn cũng như những quan niệm của ông về con người và cuộc đời.

Trời đêm những vết thương xuyên thấu của Ocean Vuong dưới góc nhìn siêu hiện đại

Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Phương Du & Trương Thiên Kim Nguyên
Bản điện tử: 05 Th09 2023 | DOI: 10.58810/vhujs.9.5.2023.733
Tóm tắt | PDF (633.2K)

Tóm tắt

Siêu hiện đại là một lý thuyết mới chưa phổ biến rộng rãi ở Việt Nam song nó đã có được những sự quan tâm, phát triển ở nước ngoài nhờ tính năng động, những tác động tích cực mà nó mang lại đối với đời sống đương đại. Bài viết sẽ hướng đến khám phá một hiện tượng văn học đương đại là tập thơ Trời đêm những vết thương xuyên thấu của Ocean Vuong thông qua việc làm rõ những đặc điểm quan trọng của siêu hiện đại là sự nghịch lý giữa đại tự sự và tiểu tự sự; sự cộng tác giữa ám ảnh chấn thương và chấp nhận tái sinh; sự phản hồi tích cực lạc quan về bi kịch được biểu hiện trong tác phẩm.