Hà Trọng Nghĩa * & Phạm Thị Hà Thương

* Correspondence: Hà Trọng Nghĩa

Main Article Content

Tóm tắt

Bằng cách tiếp cận Lịch sử - Logíc, bài viết phân tích mô hình quá độ dân số ở Việt Nam từ năm 1935 đến 2016. Kết quả cho thấy mặc dù Việt Nam vẫn trải qua các giai đoạn quá độ dân số như lý thuyết quá độ dân số miêu tả, mô hình này có những nét đặc thù: (1) Quá độ mức sinh đến trước quá độ mức chết khoảng trên 20 năm và dự đoán thời kỳ hậu quá độ sẽ đến sau năm 2049, (2) Các chỉ số về sinh, chết, tốc độ tăng trưởng dân số thời kỳ quá độ dân số ở Việt Nam cao hơn so với các chỉ số của lý thuyết quá độ dân số. Nguyên nhân là vì Việt Nam kế thừa các thành tựu y học hiện đại và nhận được sự tài trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế để nâng cao chất lượng dân số. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa, cải thiện trình độ học vấn, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế một mặt làm tuổi thọ tăng lên, mặt khác cũng khiến người dân bắt đầu có những hành vi hạn chế mức sinh, góp phần thúc đẩy sự quá độ dân số diễn ra nhanh hơn trong bối cảnh Việt Nam vẫn chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Từ khóa: quá độ dân số, chính sách dân số, lịch sử - logíc, lý thuyết quá độ dân số, xã hội học dân số

Article Details

Tài liệu tham khảo

Barbiery, M. (1996). Quá độ dân số ở Việt Nam: một cái nhìn toàn cục. Tạp chí Xã hội học, tr. 86- 89.
Đặng Nguyên Anh (1996). Ảnh hưởng của các biến số trung gian đến tử vong Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, tr. 34-51.
Đặng Nguyên Anh (2007). Xã hội học dân số. Hà Nội, NXB. Khoa học xã hội.
Đặng Thu (2000). Quá độ dân số ở Việt Nam. Việt Nam học. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ I, Hà Nội, NXB. Thế giới, tr. 47-64.
Nguyễn Đức Vinh (2006). Hiện trạng và xu hướng quá độ tử vong ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, tr. 48-60.
Nguyễn Đức Vinh (2009). Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay: Mức độ và các yếu tố tác động. Tạp chí Xã hội học, tr. 32-45.
Nguyễn Thanh Bình (2013). Một số đánh giá về mức sinh ở Việt Nam hiện nay. Khoa học ĐHSP TP. HCM, tr. 18-23.
Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình (2004). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.
Phạm Bích Sang (1990). Gia tăng dân số ở Việt Nam? Khuynh hướng và triển vọng. Tạp chí Xã hội học, tr. 10-14.
Tổng cục Dân số - KHHGĐ; Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (2011). Tạp chí Dân số học. Hà Nội, Tổng cục Dân số - KHHGĐ.
Tổng cục Thống kê (2011). Mức sinh và mức chết ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt. Hà Nội, Tổng cục Thống kê.
Tổng cục Thống kê (2017). Dân số và lao động. Tham khảo tại: http://www.gso.gov.vn [Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2017].
Trương Xuân Trường (2004). Vài nét về quá độ dân số và chương trình dân số ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, pp. 47-50.
UNFPA (2009, 12). Dân số và phát triển tại Việt Nam: Hướng tới một chiến lược mới, 2011- 2020. Tham khảo tại: http://vietnam.unfpa.org [Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2017].
UNFPA. (2010). Tận dụng cơ hội dân số "vàng" ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các gợi ý chính sách. Tham khảo tại: http://vietnam.un- fpa.org [Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017].
UNFPA. (2016). Dự báo dân số Việt Nam: 2014 - 2049. Hà Nội, NXB Thông Tấn.