Ngày xuất bản: 2022-03-28
Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc nhìn từ đức tin và thực hành nghi lễ
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6249
Tóm tắt
|
PDF (2.1M)
Tóm tắt
Sa Đéc từ xưa đã sớm là nơi thị tứ của vùng Tây Nam Bộ, nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa Việt, Hoa, Khmer với kết quả tiêu biểu là tín ngưỡng nữ thần. Bằng thủ pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thành văn kết hợp với điền dã, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu trên nền tảng nhóm lý thuyết giao lưu - tiếp biến văn hóa, cụ thể là quan điểm đặc thù luận lịch sử và quan điểm diễn giải, tái diễn giải văn hóa gắn với ngữ cảnh cụ thể chúng tôi nhận thấy: (1) Về nguồn gốc, có 3 yếu tố: yếu tố bản địa, yếu tố Chăm và yếu tố Hoa. (2) Về đức tin, đó là: đức tin về những bà tiền chủ, bà chúa xứ sở; đức tin về những vị nữ thần phù hộ độ trì cho mưa thuận gió hòa, người yên vật thịnh; đức tin bà Thiên Hậu vị phúc thần luôn hiển linh ban phước lành và may mắn trong cuộc sống của người dân. (3)Về hình thức thực hành nghi lễ - múa bóng rỗi cũng được biểu hiện rõ nét những đặc điểm: đa dạng, dung hợp và thuần phát dân gian, tất cả góp phần cho tín ngưỡng nữ thần vẫn còn giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người ở Sa Đéc.
Công nghệ thực phẩm
Nghiên cứu thực nghiệm sấy tiêu bằng máy sấy năng lượng mặt trời
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6338
Tóm tắt
|
PDF (1.7M)
Tóm tắt
Một mô hình máy sấy sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp gia nhiệt bằng điện trở đã được thiết kế và chế tạo để sấy tiêu với năng suất 5 kg/mẻ. Kết quả khảo nghiệm cho thấy thời gian sấy tiêu tỷ lệ nghịch với vận tốc tác nhân sấy và tỷ lệ thuận với bề dày lớp vật liệu sấy. Thời gian sấy tiêu là từ 7 - 9 giờ khi sấy tiêu từ ẩm độ 64 ± 1% (cơ sở ướt) xuống 13 ± 1% (cơ sở ướt) ở nhiệt độ tác nhân sấy 600C, với các mức vận tốc tác nhân sấy từ 1,0 đến 1,5 m/s và bề dày lớp vật liệu sấy từ 13 đến 40 mm. Sản phẩm tiêu có màu đen, da nhăn nheo, mùi nồng đặc trưng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm tiêu khi sấy bằng máy sấy không bị nhiễm khuẩn Escherichia coli.
Nghiên cứu tinh sạch và xác định hoạt tính miễn dịch của fucoidan từ rong sụn (Kappaphycus alvarezii)
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6350
Tóm tắt
|
PDF (2.1M)
Tóm tắt
Rong sụn (Kappaphycus alvarezii) là loại rong biển có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, trong đó đáng chú ý là fucoidan. Về mặt hóa học, fucoidan là một chuỗi phân tử cao polysaccharides có thành phần chủ yếu là sulfate fucose, có nhiều hoạt tính sinh học quý như kháng oxy hóa, kháng khuẩn, kháng mốc, kháng đông máu, chống khối u… và đặc biệt là hoạt tính miễn dịch. Nghiên cứu đã tiến hành thu nhận fucoidan từ rong sụn (khu vực Đầm Môn, tỉnh Khánh Hòa), tinh sạch fucoidan bằng phương pháp sắc ký lọc gel, xác định hàm lượng fucoidan từ các phân đoạn thu được; Thực hiện xác định khối lượng phân tử của fucoidan trong rong sụn bằng phương pháp GPC; thử hoạt tính miễn dịch với MTT. Các phân đoạn được chọn khi qua sắc ký lọc gel có hàm lượng fucoidan 150,14 (μg/ml) và độ tinh sạch 36,48%. Khối lượng phân tử trung bình của fucoidan thấp có giá trị 4,2 kDa. Fucoidan được ghi nhận có hoạt tính gây tăng sinh tế bào đơn nhân máu ngoại vi (Peripheral Blood Mononuclear Cell - PBMC), tại nồng độ 250 µg/mL thể hiện tính gây độc và hoạt tính gây độc giảm dần theo nồng độ.
Tối ưu hóa điều kiện trích ly thu nhận Triterpensaponin từ rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst) bằng enzyme cellulase
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6351
Tóm tắt
|
PDF (2.4M)
Tóm tắt
Rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst) còn gọi là rau sam đắng, phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sử dụng enzyme cellulase để hỗ trợ trích ly, khai thác hợp chất triterpensaponin từ rau đắng biển. Các yếu tố nghiên cứu sàng lọc bao gồm tỷ lệ nguyên liệu: dung môi; pH; nhiệt độ; thời gian trích ly và nồng độ enzyme sử dụng. Kết quả tối ưu hóa các điều kiện trích ly triterpensaponin từ rau đắng biển bằng enzyme cellulase theo mô hình Plackett – Burman cho thấy nhiệt độ xử lý 50 oC, tỷ lệ nguyên liệu:dung môi là 1:21 (w/v), nồng độ enzyme 0,81%(v/w), pH 5,3 và thời gian trích ly 37 phút thu được lượng triterpensaponin cao nhất đạt 2,63 (%g/g CK) (cao gấp 1,3 lần so với mẫu đối chứng không có enzyme hỗ trợ). Phương pháp trích ly có sự hỗ trợ của enzyme là một phương pháp có hiệu quả, giúp nâng cao hiệu suất trích ly triterpensaponin từ rau đắng biển.
Văn học
Phong cách học phê phán – hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6266
Tóm tắt
|
PDF (1.9M)
Tóm tắt
Phong cách học phê phán là lĩnh vực nghiên cứu mới của phong cách học phương Tây đương đại. Với giới hạn khảo sát là văn bản phi văn chương, phong cách học phê phán có mục đích khám phá và bóc trần ý thức hệ của văn bản vì sự bình đẳng và tiến bộ xã hội. Trong bài viết này, nhằm giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quan, tác giả giới thiệu bốn nội dung chính của phong cách học phê phán: nguồn gốc, quá trình hình thành, mục đích nghiên cứu, hệ thống công cụ phân tích. Qua bài viết, tác giả hy vọng bạn đọc Việt Nam có những hiểu biết cơ bản về phong cách học phê phán, tiến tới có thể áp dụng các nguyên lý và cách thức tiếp cận của phong cách học phê phán vào thực tiễn nghiên cứu của Việt Nam.
Không gian tri nhận của động từ tri giác tiếng Việt
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6336
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu các yếu tố không gian tri nhận của động từ tri giác tiếng Việt và tiếng Anh dựa trên ngữ liệu là 3.946 câu đã khảo sát có chứa động từ tri giác trong hai bộ tác phẩm song ngữ Anh - Việt, Việt - Anh: Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes và Tình yêu sau chiến tranh. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã ghi nhận được các yếu tố chi phối không gian tri nhận của động từ tri giác gồm có các yếu tố bên trong và bên ngoài. Dựa trên những đặc điểm tri nhận rút ra từ nghiên cứu này, chúng ta có thể giải thích được nhiều vấn đề ngôn ngữ như ẩn dụ, hoán dụ, ý niệm hóa, cách thức ngôn ngữ được hình thành trong tâm thức chúng ta và được hiểu giữa người nghe và người nói, cách chúng ta tạo ra và tri nhận ngôn ngữ,...
Sự vận động của văn học hiện thực Pháp cuối thế kỷ XIX
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6337
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu về dòng văn học hiện thực trong văn học Pháp thế kỷ XIX được công bố từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều nhà nghiên cứu đã hết lời ca ngợi phương pháp sáng tác và ý nghĩa của văn học hiện thực phê phán nhưng hạ thấp giá trị của dòng văn học tự nhiên chủ nghĩa, xem văn học tự nhiên chủ nghĩa là dòng văn học suy đồi. Bài báo này nhằm chứng minh rằng Chủ nghĩa tự nhiên là một bộ phận trong dòng văn học hiện thực, không thể xếp vào dòng văn học suy đồi và có nét khác biệt trong phương pháp sáng tác.
Thơ Nguyễn Vỹ trong tiếp nhận của phê bình văn học ở miền Nam 1954 – 1975
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6232
Tóm tắt
|
PDF (1.4M)
Tóm tắt
Nguyễn Vỹ, một trong không nhiều gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới 1932 - 1945 vẫn còn tiếp tục sáng tác và hoạt động văn học ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. Vì vậy, Nguyễn Vỹ và thơ của ông luôn được các nhà phê bình văn học quan tâm nghiên cứu. Bài viết Thơ Nguyễn Vỹ trong tiếp nhận của phê bình văn học ở miền Nam 1954 - 1975, đề cập đến hai vấn đề mà các nhà phê bình văn học ở miền Nam tập trung luận giải đó là: Nguyễn Vỹ - nhà thơ với những khát khao đổi mới và cách tân và Nguyễn Vỹ - nhà thơ với ý thức phản kháng và một cá tính sáng tạo. Đây cũng là những phẩm tính làm nên vũ trụ thơ Nguyễn Vỹ.
Đóng góp của Kiều Thanh Quế đối với lý luận phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX qua cuốn Phê bình văn học
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6340
Tóm tắt
|
PDF (1.8M)
Tóm tắt
Kiều Thanh Quế là nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Trong sự nghiệp nghiên cứu văn học của mình, Kiều Thanh Quế đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu và phê bình văn học giá trị, trong đó, “Phê bình văn học” (1942) là cuốn sách thể hiện sự đóng góp nhiều mặt cho nền lý luận, phê bình văn học Việt Nam còn non trẻ lúc bấy giờ. Trong cuốn sách này, Kiều Thanh Quế đã xác lập nền tảng quan điểm về văn chương, nghệ thuật và phê bình cũng như bước đầu giới thiệu các trường phái nghiên cứu, phê bình văn học nổi bật ở phương Tây đang thịnh hành lúc đó. Bài viết sẽ giới thiệu về nhà nghiên cứu lý luận này, đồng thời chỉ ra những đóng góp của ông trong cuốn sách trên các phương diện.
Nhận diện văn hóa, văn học Nam Bộ trong nghiên cứu của Ca Văn Thỉnh
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6344
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Từ trước đến nay, việc nhận diện văn hóa, văn học của một vùng miền được tiếp cận ở nhiều phương cách khác nhau. Mỗi phương cách cho người đọc có một cách nhìn khác nhau về văn hóa, văn học của mỗi vùng. Trong bài viết này, chúng tôi dựa vào những nghiên cứu của Ca Văn Thỉnh để nhận diện văn hóa, văn học Nam Bộ với các khía cạnh như: văn học dân gian, văn học viết, lịch sử văn học, văn hóa giáo dục. Từ kết quả nghiên cứu này, trước hết chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp của Ca Văn Thỉnh với việc mở đường nghiên cứu văn hóa, văn học Nam bộ; sau nữa là muốn nhấn mạnh đến những phương diện văn hóa truyền thống ở Nam bộ mà Ca Văn Thỉnh đã dày công dành trọn cả đời để nghiên cứu.
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6347
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học Tây phương ra đời sau thế chiến thứ hai, khi con người phải đối mặt với vô số bất an trong cuộc sống, những khủng hoảng về những chân lý, giá trị. Từ ảnh hưởng đến đời sống, chủ nghĩa hiện sinh hiện diện trong văn học Việt Nam, đầu tiên ở văn học đô thị miền Nam, sau Đổi mới triết thuyết này đã lan rộng trong cả nước. Trong đó, Hồ Anh Thái - nhà văn đương đại Việt Nam, nổi bật với những sáng tác mang dấu ấn triết thuyết hiện sinh với khoảng 30 tác phẩm được nhiều độc giả trong, ngoài nước yêu thích. Đặc biệt là tiểu thuyết - thể loại thành công nhất của nhà văn, ở đó cho thấy một cảm quan hiện thực nhạy bén mang dấu ấn hiện sinh với một thế giới đổ vỡ, bất an, cạn vắng tình người và các chân lý, giá trị lộn sòng. Bằng các phương pháp: thống kê – phân loại, phân tích – tổng hợp, so sánh, thi pháp học,… người viết từ việc chỉ ra những dấu ấn căn bản của tinh thần hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, trên cơ sở đó ghi nhận những nỗ lực cách tân của nhà văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập văn hóa, văn học hiện nay cả về nội dung và hình thức.
Cảm hứng nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6348
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Nguyễn Thị Kim Hòa sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tản văn nhưng đều xuất phát từ một nguồn cảm hứng nhân văn. Đó là những trăn trở, suy tư, rung động mãnh liệt của tác giả về hiện thực đời sống và con người vùng nắng, gió Phan Rang. Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp để giới thiệu những nét độc đáo trong cảm hứng nghệ thuật và văn phong của nhà văn trẻ Nguyễn Thị Kim Hòa.
Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích Lọ nước thần
Bản điện tử:
15 Th01 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.3.2019.6346
Tóm tắt
|
PDF (1.7M)
Tóm tắt
Lọ nước thần là một truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu, nó thuộc type truyện “Người đẹp/ công chúa bị bắt cóc” mà gắn liền với nó là môtip người đẹp không cười - nói. Truyện có rất nhiều đặc trưng thi pháp trong việc xây dựng nhân vật – nhất là chi tiết đặc tả làn da trắng. Bên cạnh đó, dân gian đã vận dụng nhiều góc nhìn khác nhau để làm cho hình tượng người đẹp hiện lên đủ sức thuyết phục, cuốn hút. Một mặt, những chi tiết, thủ pháp này thể hiện quan niệm, thị hiếu thẩm mỹ của người Việt, mặt khác nó cũng cho thấy những nét cách tân, sáng tạo của tác giả dân gian.