Thơ Nguyễn Vỹ trong tiếp nhận của phê bình văn học ở miền Nam 1954 – 1975
* Correspondence: Trần Hoài Anh (email: anhhoai1108@gmail.com)
Main Article Content
Tóm tắt
Nguyễn Vỹ, một trong không nhiều gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới 1932 - 1945 vẫn còn tiếp tục sáng tác và hoạt động văn học ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. Vì vậy, Nguyễn Vỹ và thơ của ông luôn được các nhà phê bình văn học quan tâm nghiên cứu. Bài viết Thơ Nguyễn Vỹ trong tiếp nhận của phê bình văn học ở miền Nam 1954 - 1975, đề cập đến hai vấn đề mà các nhà phê bình văn học ở miền Nam tập trung luận giải đó là: Nguyễn Vỹ - nhà thơ với những khát khao đổi mới và cách tân và Nguyễn Vỹ - nhà thơ với ý thức phản kháng và một cá tính sáng tạo. Đây cũng là những phẩm tính làm nên vũ trụ thơ Nguyễn Vỹ.
Từ khóa:
Nguyễn Vỹ, phê bình văn học miền Nam, giai đoạn 1954-1975, đổi mới và cách tân, Cá tính sáng tạo
Article Details
Tài liệu tham khảo
Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng (1972). Số đặc biệt tưởng niệm cố thi sĩ Nguyễn Vỹ. Tạp chí Thằng Bờm, 86, tr.2.
Lam Giang và Vũ Tiến Phúc (1970). Hồn thơ nước Việt thế kỷ XX. Sài Gòn, Sơn Quang xuất bản, tr.152-157.
Minh Huy (1962). Những Khuynh hướng trong thi ca Việt Nam. Sài Gòn, Khai Trí xuất bản, tr. 133- 134.
Bàng Bá Lân (1962). Văn thi sĩ hiện đại. Sài Gòn, Nxb. Xây Dựng, tr.143-151.
Nguyễn Tấn Long (1972). Việt Nam thi nhân tiền chiến, Quyển thượng. Sài Gòn, Sống Mới Xuất bản.
Ngọa Long (1972). Số đặc biệt tưởng niệm cố thi sĩ Nguyễn Vỹ. Tạp chí Thằng Bờm, 86, tr.16.
Thế Phong (1957). Lược sử văn nghệ Việt Nam. Sài Gòn. Hoài Thanh, Hoài Chân (2003). Thi nhân Việt Nam. Hà Nội, Nxb. Văn học, tr.106-108.