Ngày xuất bản: 2022-03-28
Giáo dục
Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6405
Tóm tắt
|
PDF (1.8M)
Tóm tắt
Dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại đặt ra nhiều yêu cầu phức tạp cho việc sắp xếp hệ thống văn bản. Trên cơ sở khảo sát các truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Tập 1) hiện hành, bài viết hướng đến việc phân tích, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu dạy học theo đặc trưng thể loại của các văn bản này, đồng thời đề xuất thứ tự sắp xếp văn bản phù hợp với yêu cầu trên.
Xây dựng hệ thống câu hỏi theo thang nhận thức của Bloom nhằm phát triển năng lực tư duy trong dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học cơ sở
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6406
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Câu hỏi có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Văn nói riêng. Sử dụng câu hỏi là một trong những phương pháp lâu đời nhất trong dạy học, vấn đề là làm sao để câu hỏi có tính hệ thống, có hiệu quả khoa học cao, có thể kích thích người học hăng say tham gia vào quá trình học tập. Chúng tôi nhận thấy có thể dựa vào thang nhận thức của Bloom để đưa ra hệ thống câu hỏi trong việc biên soạn bài giảng, cũng như tổ chức việc giảng dạy tác phẩm văn chương nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh - một trong những năng lực mà chương trình giáo dục hiện nay đang hướng tới.
Văn học
Nguyễn Công Trứ và quan niệm sống tích cực vượt thời đại
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6404
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Vấn đề hành lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu phê bình lên tiếng phê phán. Thế nhưng cách nhìn có phần hạn hẹp, thiên kiến đó đã vô tình che lấp đi những giá trị nhân văn và hiện đại trong sáng tác của tác giả. Từ góc nhìn loại hình, Nguyễn Công Trứ thuộc kiểu nhà nho tài tử: lấy hưởng lạc, thích chí làm tuyên ngôn và mục đích sống. Vừa kế thừa các tiền nhân vừa thể hiện cá tính đầy phóng túng sáng tạo, Uy Viễn tướng công đã chạm đến góc khuất sâu thẳm mang tính phổ quát của con người về những ham muốn trần thế, bản năng, để từ đó, ta nhận ra cuộc sống của con người hôm nay, luôn muốn thụ hưởng những giá trị vật chất lẫn tinh thần để thoả mãn thú vui của bản thân. Đó cũng là cách con người trân quý cuộc sống hiện tại, cân bằng giữa hành đạo và hành lạc, giữa làm việc và vui chơi để sống hết mọi chiều kích của cuộc đời này. Tính chất vượt thời đại trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ được tạo nên từ chính những quan điểm và giá trị sống tích cực như thế.
Về xu hướng tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6403
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Trên cơ sở xác định một quan niệm về tương tác thể loại và tương tác thể loại trong văn học quốc ngữ Việt Nam, bài viết mô tả khả năng biến đổi nòng cốt thể loại của truyện ngắn trong quan hệ tương tác với tiểu thuyết, và biến đổi của tiểu thuyết khi tiếp thu kinh nghiệm, kỹ thuật tự sự của truyện ngắn.
Truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ - Một loại hình văn chương bị lãng quên
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6413
Tóm tắt
|
PDF (1.6M)
Tóm tắt
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ được xuất bản, tái bản với số lượng lớn và bày bán phổ biến khắp các hiệu sách với giá bình dân. Thời đó, truyện thơ Quốc ngữ được người dân Nam Kỳ lục tỉnh yêu chuộng. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử và nhu cầu thưởng thức văn chương của người dân thay đổi nên từ giữa thế kỷ XX loại hình văn chương này dần mai một và bị lãng quên. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi giới thiệu hoàn cảnh ra đời, thị trường và tiếp nhận của người đọc đối với truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ.
Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần và Vụ án của Franz Kafka: Từ góc nhìn hiện sinh
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6409
Tóm tắt
|
PDF (1.7M)
Tóm tắt
Xuất bản năm 2011, tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần gây ấn tượng đáng kinh ngạc bởi thi pháp trần thuật hiện đại. Tác phẩm gặp gỡ tiểu thuyết Vụ án (1925) của Franz Kafka ở nhiều phương diện. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp cận hai tác phẩm từ góc độ cảm thức hiện sinh, một cách để khẳng định giá trị nhân văn của tác phẩm và mối tương liên vượt biên giới giữa những nghệ sĩ lớn.
Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hóa trong tiểu thuyết G.G.Márquez và M.V.Llosa
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6418
Tóm tắt
|
PDF (1.6M)
Tóm tắt
Gabriel Garcia Márquez và Mario Vargas Llosa là hai nhà văn danh tiếng, được đánh giá như là những tiểu thuyết gia quan trọng bậc nhất của văn học viết bằng tiếng Tây Ban Nha thế kỷ XX, đặc biệt khi họ đạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1982 và 2010. Một mặt, tiểu thuyết của hai ông đã kế thừa những truyền thống của văn học Mỹ Latinh, mặt khác, chúng vượt ra khỏi những quan điểm chung về nền văn hóa châu lục. Chủ đề xuất hiện thường xuyên trong tác phẩm của Márquez và Llosa là “bản địa” - “ngoại lai”, và thông qua cặp vấn đề này, họ đã thể hiện những suy ngẫm độc đáo về căn tính văn hóa của châu lục.
Phạm trù Tự nhiên trong lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc và Việt Nam
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6415
Tóm tắt
|
PDF (1.6M)
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu phạm trù Tự nhiên trong tư tưởng Thiền Lão và trong lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc; đồng thời tập trung làm rõ quan niệm Tự nhiên trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam với hai nội dung: Tự nhiên trong quan niệm của các tác giả thời Lý - Trần và Tự nhiên trong quan niệm của các tác giả thời Lê - Nguyễn.
Lư Khê và bài báo đầu tiên ở Nam Kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6412
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Văn học Nhật Bản được giới thiệu một cách tổng quan theo tiến trình lịch sử ở Việt Nam từ khi nào. Đó là câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ mà chưa nhà nghiên cứu Nhật Bản nào ngày nay dám trả lời quả quyết. Việc tìm lại các tư liệu báo chí xuất bản trước năm 1945 cho phép ta lần tìm lại được những bước đi đầu tiên trong việc tiếp cận với nền văn chương của một nước đồng văn vừa gần lại vừa xa. Chúng tôi may mắn tìm được bài báo “Văn chương nước Nhựt” của tác giả Lư Khê đăng nhiều kỳ trên báo Tự do ở Saigon năm 1936. Tuy chỉ tìm được văn bản hai kỳ của bài báo này, chưa phải là văn bản trọn vẹn nhưng đã giúp chúng tôi có hình dung được những bước đầu của việc nghiên cứu giới thiệu văn học Nhật ở Việt Nam. Chúng tôi đã tiến hành đọc bài báo, đồng thời so sánh với tri thức về văn học Nhật để thấy những sai biệt bước đầu của người đi trước, từ đó có thể hiểu hơn về quá trình tiếp nhận văn học Nhật khó khăn buổi đầu ở nước ta.
Lý thuyết tiếp nhận của Wolfgang Iser
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6414
Tóm tắt
|
PDF (1.9M)
Tóm tắt
Iser đóng một vai trò tiêu biểu trong lý thuyết tiếp nhận Konstanz, lý luận của ông đặt nền tảng trên sự nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc và tôn trọng vai trò của văn bản trong hoạt động tiếp nhận. Thời kỳ đầu, Iser tập trung vào việc tìm hiểu quá trình đọc cũng như quá trình xử lý văn bản của độc giả, phát hiện rằng không chỉ có vấn đề người đọc cải tạo văn bản mà đồng thời với nó còn có vấn đề văn bản cải tạo người đọc, tức là một mối quan hệ hai chiều. Trong thời kỳ thứ hai, Iser tập trung nghiên cứu nguyên nhân cũng như mục đích con người tìm đến với văn học, phát hiện hư cấu và tưởng tượng giúp con người mở rộng, siêu việt những giới hạn trong hiện thực, tự sáng tạo nên chính mình và thế giới như một trò chơi, từ đó tìm thấy tự do, thoát khỏi những trói buộc và bất mãn ở thực tại.
Nghiên cứu tiếp nhận Phật giáo Theravāda Thái Lan: Trường hợp Tình người duyên ma
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6402
Tóm tắt
|
PDF (1.6M)
Tóm tắt
Bài viết khảo sát một số phương diện của Phật giáo Theravāda Thái Lan thông qua bộ phim Tình người duyên ma từ góc nhìn tiếp nhận. Phương pháp của Mỹ học tiếp nhận được vận dụng nhằm cung cấp một góc nhìn khác về Phật giáo Theravāda đồng thời đặt nền tảng cho việc diễn giải những biến đổi của đối tượng này trong tiếp nhận truyền thông của công chúng. Sự tiếp nhận của công chúng về Phật giáo nói chung và Phật giáo Theravāda Thái Lan nói riêng cũng được làm sáng tỏ thông qua liên hệ với một số bộ phim kinh dị Việt Nam cùng giai đoạn.
Các hình thức đánh giá cho môn Ngữ văn trong dạy và học
Bản điện tử:
30 Th08 2019
| DOI:
10.58810/vhujs.6.4.2019.6417
Tóm tắt
|
PDF (1.7M)
Tóm tắt
Dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại đặt ra nhiều yêu cầu phức tạp cho việc sắp xếp hệ thống văn bản. Trên cơ sở khảo sát các truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Tập 1) hiện hành, bài viết hướng đến việc phân tích, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu dạy học theo đặc trưng thể loại của các văn bản này, đồng thời đề xuất thứ tự sắp xếp văn bản phù hợp với yêu cầu trên.