Võ Văn Nhơn * & Ngô Trà Mi

* Correspondence: Võ Văn Nhơn (email: vovannhon2005@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Văn học Nhật Bản được giới thiệu một cách tổng quan theo tiến trình lịch sử ở Việt Nam từ khi nào. Đó là câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ mà chưa nhà nghiên cứu Nhật Bản nào ngày nay dám trả lời quả quyết. Việc tìm lại các tư liệu báo chí xuất bản trước năm 1945 cho phép ta lần tìm lại được những bước đi đầu tiên trong việc tiếp cận với nền văn chương của một nước đồng văn vừa gần lại vừa xa. Chúng tôi may mắn tìm được bài báo “Văn chương nước Nhựt” của tác giả Lư Khê đăng nhiều kỳ trên báo Tự do ở Saigon năm 1936. Tuy chỉ tìm được văn bản hai kỳ của bài báo này, chưa phải là văn bản trọn vẹn nhưng đã giúp chúng tôi có hình dung được những bước đầu của việc nghiên cứu giới thiệu văn học Nhật ở Việt Nam. Chúng tôi đã tiến hành đọc bài báo, đồng thời so sánh với tri thức về văn học Nhật để thấy những sai biệt bước đầu của người đi trước, từ đó có thể hiểu hơn về quá trình tiếp nhận văn học Nhật khó khăn buổi đầu ở nước ta.
Từ khóa: Lư Khê, văn học Nhật Bản, nghiên cứu văn học Nhật Bản

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lư Khê (1935a). Phê bình tuồng Nặng gánh cang thường. Phụ nữ tân văn, số 18/2/1935, tr. 3.

Lư Khê (1935b). Điều tra về nghề làm nước mắm ở Phú Quốc (2 kỳ). Báo Sống, số 26 và 27.

Lư Khê (1935c). Văn du ký. Phụ nữ tân văn, số 4/7/1935, tr. 3.

Lư Khê (1935d). Văn du ký. Phụ nữ tân văn, số 11/7/1935, tr.3.

Lư Khê (1936a). Văn chương nước Nhựt. Tự do, số 5, tr. 11-12.

Lư Khê (1936b). Văn chương nước Nhựt. Tự do, số 6, tr. 8.

Suzuki D. T. (1988). Zen and Japanese Culture.Tokyo, Tuttle Publishing, pp.v, vi.

Phan Chu Trinh (1958). Giai nhân kỳ ngộ. Sài Gòn, Hướng Dương, tr. 5-275.

Hàn Mặc Tử (1936). Thi văn Nhật Bản với phong trào Âu hoá. Sài Gòn, số 3/2/1936. Dẫn theo Phan Cự Đệ (1993). Thơ văn Hàn Mặc Tử. Hà Nội, Nxb Giáo dục, tr. 115-119.