Ngày xuất bản: 2022-10-18

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Phan Đình Khôi, Khưu Khưu Thị Phương Đông, Đặng Duy Khoa & Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.295
Tóm tắt | PDF (1.3M)

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảohiểm cây lúa của nông hộ tại Đồng bằng sông Cửu Long với bằng chứng thực nghiệm tại haitỉnh được chọn lựa thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là An Giang và Đồng Tháp. Sốliệu thu thập thông qua phiếu khảo sát 822 nông hộ tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp, trongđó có 299 hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa, và 523 hộ không có tham gia bảo hiểm cây lúa.Mô hình hồi quy probit được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thamgia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trong mẫu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giớitính, tuổi, trình độ học vấn, thành viên hộ có tham gia làm việc cho các cơ quan nhà nước,vay vốn, thông tin bảo hiểm, năng suất, hộ trồng lúa thuộc vùng đê bao khép kín có ảnh hưởngđến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ trồng lúa. Trên cơ sở phân tích,một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm triển khai và mở rộng chương trình bảo hiểmcây lúa nói riêng và bảo hiểm nông nghiệp nói chung, từ đó, giúp chia sẻ và bù đắp thiệt hạivà góp phần ổn định thu nhập, an sinh xã hội đối với nông hộ

Vai trò trách nhiệm xã hội, định hướng khách hàng và sự trung thành của khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng tại tỉnh Tiền Giang

Võ Kim Nhạn & Nguyễn Thị Ngọc Phương
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.298
Tóm tắt | PDF (1.3M)

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội (CSR) ở khía cạnh cảm nhận của khách hàng đến sự trung thành của họ trong lĩnh vực ngân hàng. Qua đó, nghiên cứu cũng kiểm tra vai trò trung gian của sự gắn kết của khách hàng (bao gồm các thành phần là sự giới thiệu và đồng tham gia) giữa CSR và lòng trung thành khách hàng. Ngoài ra, vai trò của định hướng khách hàng được xem như biến điều tiết mối quan hệ giữa sự gắn kết của khách hàng và lòng trung thành của họ. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc bình phương từng phần nhỏ nhất (PLS-SEM), để kiểm định giả thuyết các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu thông qua khảo sát 584 khách hàng sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu thể hiện trách nhiệm xã hội có tác động đến lòng trung thành khách hàng thông qua sự gắn kết của họ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò quan trọng của biến định hướng khách hàng điều tiết mối quan hệ giữa sự gắn kết và lòng trung thành khách hàng. Qua đó đã góp phần về mặt học thuật và thực tế trong việc áp dụng hiệu quả trách nhiệm xã hội đối với sự trung thành của khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay.

Đánh giá nhận thức của đồng bào Raglay về vai trò công trình hồ thuỷ lợi Sông Sắt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận

Phạm Trung Hậu, Trương Thị Thanh Vân, Nguyễn Hữu Lộc, Đặng Tường Anh Thư, Nguyễn Thị Trà & Trần Hoài Nam
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.307
Tóm tắt | PDF (1.4M)

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này mô hình hồi quy đa biến với phương pháp bình phương bé nhất(OLS) được sử dụng nhằm mục tiêu đánh giá nhận thức của đồng bào Raglay về vai trò côngtrình thủy lợi Sông Sắt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Dữ liệu được thu thập thôngqua phỏng vấn trực tiếp 242 hộ gia đình đồng bào Raglay tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân đầu người trên hộ còn thấp (18,5 triệuđồng/năm). Mức độ nhận thức của hộ về lợi ích của công trình thuỷ lợi Sông Sắt đối với yếutố tăng năng suất (3,53), tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (3,33) và chất lượng đượcđảm bảo (3,41) là khá cao.Tuy nhiên, nhận thức về việc chủ động thay đổi phương thức sảnxuất khi công trình được đưa vào sử dụng và mở rộng mối quan hệ bằng cách tham gia cáctổ chức xã hội không được đánh giá cao với mức đánh giá trung bình lần lượt là 2,84 và2,12. Bên cạnh đó, kết quả của mô hình hồi quy cũng chỉ ra các biến kinh nghiệm, thu nhậptừ nông nghiệp, diện tích, số lượng lao động và khoảng cách có ảnh hưởng đến nhận thứccủa hộ đồng bào Raglay đến vai trò công trình thuỷ lợi Sông Sắt, trong đó biến kinh nghiệmvà diện tích đất nông nghiệp có tác động mạnh nhất đến nhận thức của đồng bào Raglay.Nghiên cứu chỉ ra công trình thủy lợi Sông Sắt đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt độngsản xuất nông nghiệp của hộ đồng bào Raglay tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

Nguồn gốc và ý nghĩa của các khái niệm chỉ lúa ngô, ngô, bắp, bẹ… của các tộc người Việt Nam

Lý Tùng Hiếu
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.308
Tóm tắt | PDF (1M)

Tóm tắt

Bài viết nhằm mục đích tìm hiểu lai nguyên và ý nghĩa của những từ ngữ như: “lúa ngô”, “ngô”, “bắp”, “bẹ”, “bí ngô”, “nước Ngô”, “người Ngô”, “thằng Ngô”, “giặc Ngô”, “giặc bên Ngô”, … Bài viết vận dụng cách tiếp cận liên ngành, phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xuất phát từ miền Nam Mexico, lúa ngô hay ngô, bắp, bẹ đã được người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha đưa sang châu Á, và được đưa đến Đại Việt muộn nhất là từ cuối thế kỷ XVII (Đàng Ngoài) đến giữa thế kỷ XVIII (Đàng Trong). Do được du nhập từ xứ sở của người Ngô, giống lúa mới ấy đã được người Việt Đàng Ngoài dựa theo xuất xứ mà gọi là “lúa ngô” và “ngô”. Còn người Việt Đàng Trong thì dựa theo hình dáng để gọi nó là “bắp” hay “bẹ”. Các tộc người Hmôngz, Tày, Nùng, Mường, Nguồn cũng du nhập giống cây này và gọi tên nó bằng cách tạo từ hoặc mượn từ. Từ đó, người Việt và các tộc người này đã biết gieo trồng “lúa ngô”, “ngô”, “bắp”, “bẹ”, ... Họ thích ăn “ngô”, “bỏng ngô”, “ngô rang”, “bắp”, “bắp nướng”, “bắp luộc”, “bắp xào”, “bí ngô”, ... và sẵn sàng chào đón những sản phẩm văn hoá có ích đến từ xứ sở “người Ngô”. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân sâu xa trong lịch sử, người Việt không thích “nước Ngô”, “thằng Ngô”, và căm ghét “giặc Ngô”, “giặc bên Ngô”. Từ kết quả nghiên cứu ấy, có thể nói rằng, sự phát triển và biến đổi về từ vựng phản ánh sự phát triển và biến đổi về văn hoá của một tộc người. Tương tự, sự khác biệt về từ vựng giữa các phương ngữ phản ánh sự phân ly và sự hợp nhất của một tộc người trong quá trình lịch sử.

Về công trình Văn học Việt Nam hiện đại (1945 - 1960) của Giáo sư Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai

Nguyen A Say
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.309
Tóm tắt | PDF (1M)

Tóm tắt

Hoàng Như Mai có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục, văn học, nghệ thuật. Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, Hoàng Như Mai có nhiều bài viết về các tác giả, tác phẩm nổi bật của nền Văn học Việt Nam. Trong đó, nổi bật là công trình có tính chất gợi mở, mở đầu: “Văn học Việt Nam hiện đại (1945 - 1960)” do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1961. Bài viết phân tích giá trị của công trình nghiên cứu văn học có tính chất mở đầu ở các phương diện về bố cục, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu; đồng thời chỉ ra một số ưu điểm, hạn chế trong nghiên cứu văn học của Hoàng Như Mai qua công trình trên.

Tiểu thuyết Miền hoang tưởng của Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ lý thuyết trò chơi

Hoàng Thị Hồng An, Phạm Thị Thu Thủy & Bùi Thị Bích Tiệp
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.310
Tóm tắt | PDF (1M)

Tóm tắt

Tiểu thuyết “Miền hoang tưởng” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh mang đậm dấu ấn hậu hiện đại. Bằng những nỗ lực trong việc cách tân nghệ thuật, tác giả đã biến cuốn tiểu thuyết của mình trở thành một trò chơi đa sắc với đầy rẫy những mảnh vỡ lộn xộn của giọng điệu, nhân vật và kết cấu. Cả tác giả lẫn người đọc sẽ đều cùng phiêu lưu trong một mê cung, cùng giải mã và đưa tác phẩm chạm đến những giá trị mới mẻ, đích thực. Từ việc nhận diện những biểu hiện của tính trò chơi trong tiểu thuyết “Miền hoang tưởng”, bài viết đi đến xác định một số thông điệp mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh gửi gắm đến bạn đọc - những người chơi đồng sáng tạo tác phẩm.

Nhân vật nhà sư hoàn tục trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh

Trần Văn Hải
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.312
Tóm tắt | PDF (1.2M)

Tóm tắt

Nhân vật giữ vai trò quan trọng trong các tác phẩm văn học. Nó là nơi nhà văn ký thác nội dung tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ về hiện thực cuộc sống. Trong tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” và “Đội gạo lên chùa”, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng hệ thống nhân vật đồ sộ với nhiều mối quan hệ khác nhau, trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đến kiểu nhân vật nhà sư hoàn tục. Họ đến với cửa chùa do sự đẩy đưa của số phận nhưng cuối cùng phải hoàn tục khi biết mình chưa dứt duyên nợ trần gian, khi bị cuốn vào cơn biến động của lịch sử. Dù hoàn tục, các nhân vật ấy vẫn ứng xử theo giáo lý nhà Phật một cách chân thành, sâu sắc.

Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Hoa Trân của dòng họ của Nguyễn Thị Diệp Mai

Bùi Ngọc Luyến
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.313
Tóm tắt | PDF (1M)

Tóm tắt

Con người vừa là một thực thể sinh vật - xã hội vừa là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau như quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, … Con người chỉ tồn tại khi họ được sống trong môi trường xã hội và chịu sự tác động của các quy luật xã hội và tâm lý. Trong tiểu thuyết “Hoa Trân của dòng họ”, Nguyễn Thị Diệp Mai đã tạo ra một hệ thống nhân vật vô cùng đa dạng và phong phú. Họ được soi chiếu dưới nhiều góc cạnh khác nhau nhưng chủ yếu được khai thác ở phương diện con người xã hội. Những con người đó luôn hướng về gia đình, quê hương đất nước, đồng thời luôn khao khát tình yêu cháy bỏng. Họ mang sức mạnh tiềm tàng, cùng khát vọng sống và vươn đến hạnh phúc. Đây cũng chính là hình ảnh con người Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng.

Tinh thần sinh thái trong tiểu thuyết Con đập ngăn Thái Bình Dương của Marguerite Duras và Biên sử nước của Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Thị Tuyết & Nguyễn Lâm Hồng Thắm
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.314
Tóm tắt | PDF (1.1M)

Tóm tắt

Từ lý thuyết phê bình sinh thái, bài viết nghiên cứu vấn đề xâm thực biển trong tiểu thuyết “Con đập ngăn Thái Bình Dương” của Marguerite Duras và “Biên sử nước” của Nguyễn Ngọc Tư. Dù tâm thế khác nhau nhưng Marguerite Duras và Nguyễn Ngọc Tư đều chia sẻ một không gian sáng tạo chung, một cảm quan chung về ý thức nơi chốn là Đồng bằng sông Cửu Long. Hơn nữa, những khác biệt về thời đại sáng tác, các tác phẩm đã phản ánh những khác biệt trong những hiện trạng sinh thái, trong những nguy cơ tinh thần của con người và xã hội, trong những bi kịch hiện tồn của nhân thế, bằng những biểu tượng vô cùng độc đáo.

Cơ sở hình thành biểu tượng Tu viện Thélème trong Gargantua và Pantagruel của François Rabelais

Lê Hữu Nhật Duy & Huỳnh Thị Mai Trinh
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.315
Tóm tắt | PDF (1.1M)

Tóm tắt

Bài viết dựa trên lý thuyết về biểu tượng kết hợp với phương pháp liên ngành để tìm hiểu cơ sở hình thành biểu tượng tu viện trong tác phẩm “Gargantua và Pantagruel” của François Rabelais. François Rabelais xây dựng biểu tượng Tu viện Thélème bằng nghệ thuật của tiếng cười với sự sáng tạo mới mẻ về mặt hình thức lẫn ý nghĩa từ motif sinh - tử - tái sinh. Ý tưởng này là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại đến thời kỳ Trung cổ tại Pháp thông qua tinh thần tự do của lễ hội giả trang. Biểu tượng tu viện trong tác phẩm còn tiếp nhận tinh thần nhân đạo của Kitô giáo nguyên thủy một cách chọn lọc qua ba tiêu chí: bình đẳng, niềm tin, và hành động phản kháng trước áp lực của cường quyền. Hướng nghiên cứu này sẽ mang lại cho người đọc cái nhìn đa chiều hơn về các chất liệu truyền thống trong văn học.

Tiểu thuyết Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng từ góc nhìn phê bình nữ quyền

Nguyễn Thị Thu Giang
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.316
Tóm tắt | PDF (1M)

Tóm tắt

Nữ quyền là một phong trào nhằm giải phóng người phụ nữ khỏi những trói buộc, hạn chế, định kiến của những quy ước, chuẩn mực, tập quán xã hội bấy lâu nay. Phê bình nữ quyền là một trường phái phê bình văn học chủ trương xác lập một nền mỹ học, lý luận văn học và sáng tác văn học riêng cho nữ giới. Tiếp cận tiểu thuyết “Những người đàn bà tắm” của Thiết Ngưng với việc đi sâu vào khai thác những khía cạnh về phương diện nội dung cũng như phương thức thể hiện từ góc nhìn của phê bình nữ quyền, bài viết mong muốn góp một tiếng nói vào việc khẳng định triển vọng của hướng nghiên cứu này trong việc nêu bật những giá trị của tác phẩm và tài năng cũng như phong cách của tác giả. Từ đó, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa hai bộ phận văn học phân chia theo giới tính và nhận ra nét đẹp riêng, sự sáng tạo trong văn học nữ.

Kiến trúc Phật giáo Borobudur và những sáng tạo mới

Trần Thị Huệ
Bản điện tử: 20 Th06 2022 | DOI: 10.58810/vhujs.8.2.2022.317
Tóm tắt | PDF (1.2M)

Tóm tắt

Indonesia - đất nước vạn đảo nổi tiếng với những công trình Phật giáo kỳ vĩ, trác tuyệt và huyền bí bậc nhất trên thế giới. Được ví như đóa sen khổng lồ nổi trên mặt hồ, ngôi đền được đặt tên “Borobudur” chính là biểu tượng thiêng liêng nhất của nơi đây. Borobudur trưởng thành cùng với những thịnh suy của Indonesia trong suốt chiều dài lịch sử của quốc gia này xây dựng và kiến thiết đất nước. Do đó, dưới tư cách là công trình kiến trúc Phật giáo, Borobudur trước hết mang giá trị tâm linh sâu sắc, sau nữa là giá trị văn hóa và giá trị lịch sử đi cùng thời gian. Với những ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ, Borobudur tập hợp những yếu tố Stupa và Mandala thể hiện cho luân hồi, vũ trụ và tam giới. Hơn nữa, chất liệu và những bức phù điêu của Borobudur còn cho thấy sự tinh xảo về nghệ thuật điêu khắc và hội họa của cả Indonesia và Ấn Độ.