Lê Hữu Nhật Duy * & Huỳnh Thị Mai Trinh

* Correspondence: Lê Hữu Nhật Duy

Main Article Content

Tóm tắt

Bài viết dựa trên lý thuyết về biểu tượng kết hợp với phương pháp liên ngành để tìm hiểu cơ sở hình thành biểu tượng tu viện trong tác phẩm “Gargantua và Pantagruel” của François Rabelais. François Rabelais xây dựng biểu tượng Tu viện Thélème bằng nghệ thuật của tiếng cười với sự sáng tạo mới mẻ về mặt hình thức lẫn ý nghĩa từ motif sinh - tử - tái sinh. Ý tưởng này là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại đến thời kỳ Trung cổ tại Pháp thông qua tinh thần tự do của lễ hội giả trang. Biểu tượng tu viện trong tác phẩm còn tiếp nhận tinh thần nhân đạo của Kitô giáo nguyên thủy một cách chọn lọc qua ba tiêu chí: bình đẳng, niềm tin, và hành động phản kháng trước áp lực của cường quyền. Hướng nghiên cứu này sẽ mang lại cho người đọc cái nhìn đa chiều hơn về các chất liệu truyền thống trong văn học.
Từ khóa: biểu tượng tu viện, Gargantua và Pantagruel, François Rabelais, hội giả trang, Kitô giáo nguyên thủy

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bakhtin, M.M. (1965). Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hoá dân gian thời Trung Cổ và Phục Hưng. Từ Thị Loan dịch (2006) từ bản tiếng Nga Творчество Франсуа Рабле и народная культура средневековья и Ренессанса, Tvorčestvo. Hà Nội, Nxb Giáo dục.

Chevalier, J. và Gheerbrant, A. (1969). Dictionnaire des symboles. Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Phòng và Nguyễn Văn Vỹ dịch (2016). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng.

Đinh Ngọc Thạch và Doãn Chính (2018). Lịch sử triết học phương Tây: Từ triết học cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Tập I. Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật.

Đỗ Minh Hợp (2014). Lịch sử triết học phương Tây, Tập I. Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật.

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi (1992). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội, Nxb Giáo dục.

Mikhailov, A. D. (1985). François Rabelais. Trong Lịch sử văn học thế giới, Tập III. Trần Văn Cơ, Lê Sơn, Đào Tuấn Ảnh, Trần Thanh Đạm, Trần Thanh Bình, Trần Thị Phương Phương, Đỗ Hải Phong, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Như Trang và Nguyễn Thu Ngà dịch (2014). Hà Nội, Nxb Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 404 - 422.

Phan Quý và Đỗ Đức Hiểu (2005). Lịch sử văn học Pháp: Trung cổ - thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, Tập I. Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia.