Nguyễn Thị Thu Giang *

* Correspondence: Nguyễn Thị Thu Giang (email: nttgiang@agu.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Nữ quyền là một phong trào nhằm giải phóng người phụ nữ khỏi những trói buộc, hạn chế, định kiến của những quy ước, chuẩn mực, tập quán xã hội bấy lâu nay. Phê bình nữ quyền là một trường phái phê bình văn học chủ trương xác lập một nền mỹ học, lý luận văn học và sáng tác văn học riêng cho nữ giới. Tiếp cận tiểu thuyết “Những người đàn bà tắm” của Thiết Ngưng với việc đi sâu vào khai thác những khía cạnh về phương diện nội dung cũng như phương thức thể hiện từ góc nhìn của phê bình nữ quyền, bài viết mong muốn góp một tiếng nói vào việc khẳng định triển vọng của hướng nghiên cứu này trong việc nêu bật những giá trị của tác phẩm và tài năng cũng như phong cách của tác giả. Từ đó, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa hai bộ phận văn học phân chia theo giới tính và nhận ra nét đẹp riêng, sự sáng tạo trong văn học nữ.
Từ khóa: Những người đàn bà tắm, phê bình nữ quyền, Thiết Ngưng, văn học nữ, văn học Trung Quốc hiện đại

Article Details

Tài liệu tham khảo

Hồ Khánh Vân (2017). Ý thức kháng cự chế độ nam quyền trong tiểu thuyết của Dạ Ngân (Việt Nam) và Thiết Ngưng (Trung Quốc) từ góc nhìn phê bình nữ quyền. Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 34 (59), Số chuyên đề Bình luận văn học - Niên san 2017, 158-167.

Hồ Khánh Vân (2018). Cơ chế văn hóa xác lập địa vị hạng hai của nữ giới trong văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 10, 80-93.

Lê Huy Tiêu (2011). Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa. Hà Nội, Nxb Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Kim Anh, Vũ Ngọc, Hà Thanh Vân, Hoàng Tùng (nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (2002). Thơ văn Nữ Nam bộ thế kỷ XX. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Nguyên (2010). Nhận diện “Thân thể sáng tác” trong văn học đương đại Trung Quốc. Hội thảo Văn học nữ quyền. Hà Nội, Viện văn học