Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Hoa Trân của dòng họ của Nguyễn Thị Diệp Mai Artistic conception about human in the novel Hoa Tran cua dong ho by Nguyen Thi Diep Mai
* Correspondence: Bùi Ngọc Luyến (email: ngocluyen010192@gmail.com)
Main Article Content
Tóm tắt
Con người vừa là một thực thể sinh vật - xã hội vừa là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau như quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, … Con người chỉ tồn tại khi họ được sống trong môi trường xã hội và chịu sự tác động của các quy luật xã hội và tâm lý. Trong tiểu thuyết “Hoa Trân của dòng họ”, Nguyễn Thị Diệp Mai đã tạo ra một hệ thống nhân vật vô cùng đa dạng và phong phú. Họ được soi chiếu dưới nhiều góc cạnh khác nhau nhưng chủ yếu được khai thác ở phương diện con người xã hội. Những con người đó luôn hướng về gia đình, quê hương đất nước, đồng thời luôn khao khát tình yêu cháy bỏng. Họ mang sức mạnh tiềm tàng, cùng khát vọng sống và vươn đến hạnh phúc. Đây cũng chính là hình ảnh con người Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng.
Từ khóa:
Hoa Trân của dòng họ, Nguyễn Thị Diệp Mai, quan niệm nghệ thuật về con người
Article Details
Tài liệu tham khảo
Hoàng Trọng Quyền (2015). Giáo trình thi pháp học. Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi (1992). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội, Nxb Giáo dục.
Phạm Ngọc Hiền (2016). Thi pháp học. Hà Nội, Nxb Văn học và Công ty Văn hóa Đông Tây.
Trần Đình Sử (2017). Dẫn luận thi pháp học văn học. Hà Nội, Nxb Đại học Sư phạm.