Lý Tùng Hiếu *

* Correspondence: Lý Tùng Hiếu (email: lytunghieu@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Bài viết nhằm mục đích tìm hiểu lai nguyên và ý nghĩa của những từ ngữ như: “lúa ngô”, “ngô”, “bắp”, “bẹ”, “bí ngô”, “nước Ngô”, “người Ngô”, “thằng Ngô”, “giặc Ngô”, “giặc bên Ngô”, … Bài viết vận dụng cách tiếp cận liên ngành, phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xuất phát từ miền Nam Mexico, lúa ngô hay ngô, bắp, bẹ đã được người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha đưa sang châu Á, và được đưa đến Đại Việt muộn nhất là từ cuối thế kỷ XVII (Đàng Ngoài) đến giữa thế kỷ XVIII (Đàng Trong). Do được du nhập từ xứ sở của người Ngô, giống lúa mới ấy đã được người Việt Đàng Ngoài dựa theo xuất xứ mà gọi là “lúa ngô” và “ngô”. Còn người Việt Đàng Trong thì dựa theo hình dáng để gọi nó là “bắp” hay “bẹ”. Các tộc người Hmôngz, Tày, Nùng, Mường, Nguồn cũng du nhập giống cây này và gọi tên nó bằng cách tạo từ hoặc mượn từ. Từ đó, người Việt và các tộc người này đã biết gieo trồng “lúa ngô”, “ngô”, “bắp”, “bẹ”, ... Họ thích ăn “ngô”, “bỏng ngô”, “ngô rang”, “bắp”, “bắp nướng”, “bắp luộc”, “bắp xào”, “bí ngô”, ... và sẵn sàng chào đón những sản phẩm văn hoá có ích đến từ xứ sở “người Ngô”. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân sâu xa trong lịch sử, người Việt không thích “nước Ngô”, “thằng Ngô”, và căm ghét “giặc Ngô”, “giặc bên Ngô”. Từ kết quả nghiên cứu ấy, có thể nói rằng, sự phát triển và biến đổi về từ vựng phản ánh sự phát triển và biến đổi về văn hoá của một tộc người. Tương tự, sự khác biệt về từ vựng giữa các phương ngữ phản ánh sự phân ly và sự hợp nhất của một tộc người trong quá trình lịch sử.
Từ khóa: bắp, bẹ, giặc Ngô, ngô, người Ngô, nước Ngô

Article Details

Tài liệu tham khảo

De Béhaine, P.P. (1773). Dictionarium Anamitico Latinum. Tự vị Annam Latinh. Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu (1999). Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ.

De Rhodes, A. (1651). Dictionarium Annamiticum - Lusitanum - Latinum. Từ điển Annam - Lusitan - Latinh. Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính phiên dịch (1991). Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.

Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh và Trương Thị Yến (2001). Việt Nam những sự kiện lịch sử (Từ khởi thuỷ đến 1858). Hà Nội, Nxb Giáo dục.

Hoàng Phê (Chủ biên), Bùi Khắc Việt, Chu Bích Thu, Đào Thản, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành, Lê Kim Chi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh, Nguyễn Văn Khang, Phạm Hùng Việt, Trần Cẩm Vân, Trần Nghĩa Phương, Vũ Ngọc Bảo, Vương Lộc (2003). Từ điển tiếng Việt (In lần thứ 9). Hà Nội - Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng & Trung tâm Từ điển học.

Hoàng Văn Ma và Lục Văn Pảo (1984). Từ điển Việt-Tày-Nùng. Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.

Huình Tịnh Paulus Của (1895). Đại Nam quấc âm tự vị. Saigon, Imprimerie Rey, Curiol & Cie. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ in lại (1998).

Lê Quý Đôn (1773). Vân Đài loại ngữ. Trần Văn Giáp (Biên dịch và khảo thích), Trần Văn Khang (Làm sách dẫn), Cao Xuân Huy (Hiệu đính và giới thiệu) (2006). Hà Nội, Nxb Văn hoá - Thông tin.

Nguyễn Văn Chỉnh (chủ biên), Cư Hoà Vần và Nguyễn Trọng Báu (1996). Từ điển Việt - Mông (Việt - Hmôngz). Hà Nội, Nxb Văn hoá Dân tộc.

Nguyễn Văn Khang (Chủ biên), Bùi Chỉ và Hoàng Văn Hành (2002). Từ điển Mường - Việt. Hà Nội, Nxb Văn hoá Dân tộc.

Võ Xuân Trang (Chủ biên), Đinh Thanh Dự (2011). Văn hoá dân gian của người Nguồn ở Việt Nam. Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.