Ngày xuất bản: 2022-03-28
Economics
Nghiên cứu về ngang giá sức mua giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.5208
Tóm tắt
|
PDF (755.2K)
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này nhằm khám phá mối quan hệ giữa ngang giá sức mua (PPP) của Việt Nam và Hoa kỳ. Các kiểm định đơn vị, đồng liên kết Johansen, Mô hình tự hồi quy (VECM) cùng với dữ liệu chuỗi thời gian được thực hiện theo tháng từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2015. Kết quả nghiên cứu chỉ ra lý thuyết PPP tồn tại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Dựa trên kết quả này, các nhà hoạch định chính sách có thể tính tỷ giá hối đoái thật, tìm mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại để có chính sách thích hợp nhằm cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước. Các nhà quản lý của các công ty đa quốc gia (MNCs) có thể dự báo tỷ giá giữa hai nước, đưa ra lựa chọn tốt nhất nhằm giảm rủi ro hoặc tối đa hóa lợi nhuận.
Value chain analysis of white leg shrimp industry in Can Gio District, Ho Chi Minh City
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.6122
Tóm tắt
|
PDF (1.4M)
Tóm tắt
Bài viết này mô tả các tác nhân, phân tích chuỗi giá trị và làm rõ việc phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng ở huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7 - 12/2017 thông qua thu thập số liệu sơ cấp với 204 mẫu bao gồm các tác nhân tham gia vào chuỗi trên địa bàn 04 xã của huyện là An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp và Bình Khánh. Sự phân phối giá trị gia tăng và thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi là không đồng đều, phần lớn giá trị gia tăng và lợi nhuận toàn chuỗi tập trung về phía người nuôi (81,3%). Khi tính trên tổng lợi nhuận trong năm của chuỗi mà một tác nhân được nhận thì lợi nhuận tập trung hầu hết cho các doanh nghiệp chế biến (70,7%).
Education
Differentiated learning and evidence from neuroscience: Some implications for Computer-Assisted Language-Learning (CALL) pedagogies
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.6111
Tóm tắt
|
PDF (1M)
Tóm tắt
Recently, due to the developments in medical technology, the field of neuroscience has been expe- riencing an unparalleled growth, resulting in many breakthroughs in the field’s understanding of how the brain learns and constructs information. The aim of this paper is to review the key findings of this research and propose implications for designing research in CALL. The findings are reviewed against the backdrop of a critique of current CALL research, which continues to show resistance to change and seems unable to offer new directions to second language (L2) pedagogues. This is a conceptual paper that hopes to inspire CALL scholars and postgraduate researchers to expand the traditional sources of the literature that define the scope of L2 studies and to integrate evidence from emerging research in order to modernise the field and its implications for practice.
Investigative minds create investigative students: English language teacher education for the 21st century
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.6112
Tóm tắt
|
PDF (597.4K)
Tóm tắt
The present paper concerns itself with the recent policy changes in higher education across South- East Asia that advocate a shift toward competency-based learning. The change impacts also on English Language Teacher Education (ELTE) programs that seek to prepare pre-service teachers for a career that, increasingly, requires from teachers to be imaginative, innovative and intellectually engaged lead- ers. However, research shows that the new policies present numerous challenges to lecturers in lan- guage teacher education programs in South-East Asia: old habits persist and role models are missing. The present paper addresses the need for examples of quality practices in language teacher education and shares with readers the researcher's own experiences in addressing the new challenges in the Aus- tralian context. The principle that informed the researcher's own teaching model drew on the under- standing that the new career descriptors of school teachers emerged from the world that is becoming increasingly aware that schools belong to community, and that community is not a closed enclave but a conglomerate of "conversations", past and present, in which we participate as professionals. Hence, the key aim of the approach described in this paper was to design strategies that would enable pre-ser- vice people to expand their concepts of their professional community and expose them to ideas that they identify to be interesting, informative and inspiring their interest in future professional development.
Đưa yếu tố văn hoá vào giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.6120
Tóm tắt
|
PDF (649.5K)
Tóm tắt
Văn hoá và ngôn ngữ là hai phạm trù có mối quan hệ mật thiết trong giáo dục nói chung và giảng dạy ngôn ngữ nói riêng. Mối quan hệ này đôi khi làm cho sự lồng ghép văn hoá trong giảng dạy ngôn ngữ trở nên hiển nhiên. Sự kết hợp giữa việc thụ đắc ngôn ngữ và nhận thức văn hoá diễn ra ở mọi đối tượng không phân biệt trình độ ngôn ngữ hay độ tuổi. Bài viết này trình bày sơ lược tầm quan trọng của việc phát triển năng lực giao tiếp liên văn hoá cho trẻ em. Từ cái nhìn tổng thể đó, tác giả đề xuất cách thức lồng ghép văn hoá trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ em.
Sử dụng các hoạt động trước khi nghe trong việc dạy kỹ năng nghe cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh tại trường Đại Học Văn Hiến
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.6127
Tóm tắt
|
PDF ()
Tóm tắt
Kiểu mẫu cho việc dạy kỹ năng nghe được biết đến rộng rãi bao gồm ba bước: trước khi nghe, trong khi nghe và sau khi nghe. Nhiều hoạt động thường được sử dụng ở giai đoạn trước khi nghe. Bài báo này tìm hiểu việc ứng dụng các hoạt động trước khi nghe để giúp cải thiện kỹ năng nghe của sinh viên trường Đại học Văn Hiến. Đầu tiên bài viết định nghĩa tiến trình nghe và tiếp đến tổng hợp các hoạt động trước khi nghe được dùng trong việc dạy và học kỹ năng nghe. Để minh họa tầm quan trọng của việc sử dụng các hoạt động trước khi nghe, nghiên cứu thực nghiệm được áp dụng với sự tham gia của 2 nhóm riêng biệt, nhóm thực nghiệm và nhóm điều khiển. Bài kiểm tra pre-test và post-test được áp dụng để tìm ra kết quả của sinh viên trước và sau khi sử dụng các hoạt động trước khi nghe trong quá trình dạy và học. Kết quả tìm ra cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm và kết quả tốt thiên về nhóm thực nghiệm. Cuối cùng, từ kết quả này, nhiều đề nghị được đưa ra với hy vọng cải tiến việc dạy và học kỹ năng nghe.
Phân tích sự tương phản của việc sử dụng cụm động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.6115
Tóm tắt
|
PDF (744.1K)
Tóm tắt
Tìm hiểu cụm động từ giữ một vai trò cốt lõi giúp ích cho việc học ngoại ngữ hiệu quả đối với người học. Vì lý do này, sẽ là cần thiết để người học tìm ra sự khác biệt cũng như sự tương đồng của cụm động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Căn cứ vào nguồn tài liệu tham khảo về chủ đề này, nhóm tác giả gồm sinh viên hiện đang học năm thứ tư dưới sự hướng dẫn của giảng viên tại Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Văn Hiến đã tìm về chủ đề này nhằm có được sự hiểu biết sâu rộng hơn trong lĩnh vực này. Trong bài viết này những yếu tố nổi bật nhất về cụm động từ trong tiếng Anh, tiếng Việt sẽ được làm sáng tỏ, các khái niệm cũng như cụm động từ được đánh dấu cùng với sự khác biệt khi sử dụng những cụm động từ giữa hai ngôn ngữ được kiểm chứng. Sinh viên học ngoại ngữ nên tiếp thu, tham khảo những kiến thức được nêu ra ở đây và vận dụng chúng linh hoạt sao cho phù hợp với ngữ cảnh của người học một cách chính xác.
Sự hiểu biết của sinh viên Việt Nam năm cuối về mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.6116
Tóm tắt
|
PDF (647.8K)
Tóm tắt
Mệnh đề quan hệ là một chủ điểm quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Tuy nhiên, khả năng sử dụng mệnh đề quan hệ một cách đúng đắn của sinh viên vẫn là một câu hỏi cần giải đáp. Trong nghiên cứu này, bảng khảo sát gồm 20 câu hỏi được thực hiện trên 100 sinh viên chuyên Anh năm cuối nhằm nghiên cứu hiểu biết của họ về mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ. Nghiên cứu cũng nhằm tìm ra mức độ sử dụng các chủ điểm ngôn ngữ này. Kết quả cho thấy một số lượng lớn đối tượng nghiên cứu còn thiếu hiểu biết về chủ điểm ngôn ngữ này. Kết quả cũng chỉ ra rằng những sinh viên này ưa chuộng mệnh đề quan hệ hạn định hơn mệnh đề quan hệ không hạn định, và dùng một số đại từ quan hệ nhiều hơn gấp nhiều lần so với các đại từ quan hệ khác. Do đó, một số phương thức nhằm phát huy khả năng của sinh viên để sử dụng mệnh đề quan hệ đúng và hiệu quả hơn cũng đã được đề cập đến trong bài viết này.
Cultural - Sport - Tourism
Khai thác các giá trị văn hóa cộng đồng dân tộc Mạ ở vùng đệm vườn quốc gia Cát Tiên để phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp xã Tà Lài
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.5212
Tóm tắt
|
PDF (894K)
Tóm tắt
Được thành lập vào năm 1998, Vườn quốc gia Cát Tiên - Khu dự trữ sinh quyển thứ 41 của thế giới không chỉ nổi bật với hệ động thực vật phong phú mà còn là địa bàn sinh sống của nhiều tộc người bản địa với truyền thống văn hóa đặc trưng, trong đó đông nhất là người Mạ, hiện tập trung chủ yếu tại xã Tà Lài ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Sự đa dạng về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội đã làm phong phú hơn tài nguyên văn hóa nhân văn của vùng. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả khai thác bản sắc văn hóa của đồng bào người Mạ để phát triển du lịch vẫn chưa được đúng với ưu thế vốn có. Nội dung bài viết trình bày về tiềm năng, hiện trạng phát triển, những tác động và giải pháp khai thác các giá trị văn hóa của cộng đồng người Mạ ở Tà Lài, để phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững
Agriculture Sciences
Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với ngành nông nghiệp Việt Nam
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.5206
Tóm tắt
|
PDF (1.7M)
Tóm tắt
Bài viết sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ Tổng cục Thống kê nhằm nêu lên thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam, cụ thể là đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế và GDP của Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực nông nghiệp trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, năng suất lao động của ngành nông nghiệp và vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành nông nghiệp hiện đang gặp nhiều vấn đề thách thức như (a) năng suất lao động của ngành thấp, (b) vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tuy tăng nhanh qua các năm nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, (c) tốc độ tăng trưởng của ngành còn thấp,(d) quy mô sản xuất nhỏ lẻ, (e) vấn đề về dịch bệnh, an toàn vệ sinh dịch tễ, (f) an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường trong trồng trọt và chăn nuôi vẫn chưa được kiểm soát... Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị góp phần hạn chế những thách thức và phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
Psycology
Hành vi khách hàng đối với đặc điểm và dịch vụ nhà ở: Trường hợp cư dân mua căn hộ để ở tại TP.HCM
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.6126
Tóm tắt
|
PDF (1M)
Tóm tắt
Trong lĩnh vực bất động sản, việc mua nhà phố có sẵn tại các khu dân cư là một trong những quyết định kinh tế quan trọng nhất và yêu cầu người mua phải thu thập thông tin kỹ lưỡng về các đặc điểm nhà ở, chất lượng dịch vụ. Trong một nỗ lực nhằm cung cấp sự hiểu biết tốt hơn về bối cảnh hành vi khi quyết định mua nhà, bài nghiên cứu này khảo sát tầm ảnh hưởng của đặc điểm nhà ở và chất lượng dịch vụ đến quyết định mua nhà. Bài nghiên cứu cũng đánh giá tác động của đặc tính nhà ở và chất lượng dịch vụ nhà ở đến sự chấp nhận dịch vụ được cung cấp của khách hàng sau khi thực sự trải nghiệm sản phẩm nhà. Bằng cách sử dụng các phân tích yếu tố khẳng định (CFA) và mô hình (SEM) với mẫu phân tích 305 người khách hàng có giao dịch mua bán nhà ở các khu dân cư tại thành phố Hồ Chí Minh, các kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm nhà ở và chất lượng dịch vụ nhà ở có ảnh hưởng tích cực đến hành vi của khách hàng và cũng như có tác động tích cực đến sự chấp nhận dịch vụ của khách hàng sau khi trải nghiệm các đặc điểm nhà ở và chất lượng dịch vụ.
Medicine
Trắc nghiệm trí tuệ cảm xúc ở bệnh nhân trầm cảm chủ yếu
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.6105
Tóm tắt
|
PDF (657K)
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm khảo sát trí tuệ cảm xúc ở nhóm 51 bệnh nhân được chẩn đoán là trầm cảm chủ yếu theo DSM-5, trong độ tuổi từ 18 đến 60 (20 nam và 31 nữ). Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng: Thang tự đánh giá trí tuệ cảm xúc và thang trầm cảm Beck – BDI-II. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân nữ có điểm trung bình cao hơn bệnh nhân nam ở cả 5 năng lực trí tuệ cảm xúc, năng lực tự thúc đẩy có điểm trung bình thấp nhất, còn năng lực Nhận thức xã hội có điểm trung bình cao nhất. Năng lực có tính hướng nội thể hiện tốt hơn năng lực có tính hướng ngoại.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự kiệt sức trong việc học và hiệu suất công việc: Nghiên cứu trường hợp phụ nữ đã lập gia đình tại Việt Nam
Bản điện tử:
29 Th05 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.1.2018.5209
Tóm tắt
|
PDF (1.3M)
Tóm tắt
Việc giữ chân và quản lý những nhân viên tài năng là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều phụ nữ giữ vai trị cao trong các công ty trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phụ nữ Việt Nam vẫn còn bị đóng khung trong vai trò làm vợ và làm mẹ trong gia đình. Điều này tạo nên áp lực tâm lý, gây nhiều khó khăn đối với phụ nữ đã lập gia đình. Vì vậy, mục đích của bài nghiên cứu là xem xét các nhân tố ảnh hưởng hội chứng kiệt sức trong việc học và hiệu suất công việc đối với phụ nữ đã lập gia đình. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 343 phụ nữ đã lập gia đình vừa làm vừa học. Nghiên cứu chỉ ra rằng hội chứng kiệt sức trong việc học có quan hệ trái chiều với việc tự đánh giá bản thân và quan hệ cùng chiều với xung đột giữa công việc và gia đình. Trong khi đó, hiệu suất công việc thì ngược lại, quan hệ cùng chiều với sự tự đánh giá bản thân và trái chiều với xung đột giữa công việc và gia đình. Từ kết quả của bài nghiên cứu, tác giả đưa ra đề xuất những phụ nữ đã lập gia đình nên biết đánh giá bản thân một cách lạc quan để dễ dàng giải quyết sự xung đột giữa công việc và gia đình, từ đó sẽ giảm được hội chứng kiệt sức trong việc học và nâng cao hiệu suất trong công việc.