Ngày xuất bản: 2022-03-28
Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên ngành du lịch ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.6226
Tóm tắt
|
PDF (539.4K)
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đề xuất một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả công việc (HQCV) của nhân viên ngành du lịch ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 185 nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch. Ứng dụng phân tích nhân tố khám phá kết hợp với hồi quy tuyến tính đa biến, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến HQCV của nhân viên du lịch là “Môi trường làm việc”, “Phong cách lãnh đạo”, “Năng lực cá nhân”, “Động lực làm việc”. Từ đó, nghiên cứu đề xuất 4 khuyến nghị nâng cao HQCV cho nhân viên ngành du lịch, bao gồm: “Tạo môi trường làm việc thân thiện, thoải mái cho nhân viên”, “Lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn đến tâm tư, nguyện vọng của nhân viên”, “Trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng làm việc cho nhân viên”, “Tạo động lực làm việc cho nhân viên”.
Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sân chim Vàm Hồ tỉnh Bến Tre đến năm 2022
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.6254
Tóm tắt
|
PDF (387.4K)
Tóm tắt
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sân chimVàm Hồ, tỉnh Bến Tre có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển du lịch sinh thái (DLST) do tính đa dạng sinh học (ĐDSH), có nhiều loài chim hoang dã với số lượng cá thể lớn tập trung về đây cư trú, làm tổ và sinh sản. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch tại đây vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có do chưa có chiến lược phát triển phù hợp. Trên cơ sở các tư liệu liên quan đã công bố, phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thực tế của nhóm tác giả, bài viết tập trung đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái và đề xuất Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên sân chim Vàm Hồ tỉnh Bến Tre đến năm 2022.
Đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia BIDOUP - Núi Bà
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.6256
Tóm tắt
|
PDF (293.5K)
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá sự tham gia của người dân trong hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp điều tra qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp từng hộ gia đình. Kết quả cho thấy ba vấn đề chính: (1) Mức độ tham giam gia của cộng đồng còn thụ động, cộng đồng tham gia từng nhóm và được trả công, cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến cho quá trình lập kế hoạch phát triển nhưng quyền quyết định vẫn phụ thuộc vào Ban Quản lý Vườn; Xác định được bốn yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân bao gồm độ tuổi, trao đổi văn hóa, trình độ học vấn, thời gian sinh sống; (3) Thái độ của cộng đồng đối với phát triển du lịch là rất tích cực, những người tham gia du lịch có thái độ và nhận thức tích cực hơn những người không tham gia du lịch. Dựa trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp hướng đến phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.
Nông nghiệp
Hiệu quả kỹ thuật sản xuất xoài Ba Màu tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.5544
Tóm tắt
|
PDF (407.7K)
Tóm tắt
Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, tác động mạnh mẽ đến canh tác nông nghiệp. Tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nhiều diện tích canh tác lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng cây ăn quả. Mục đích nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất cây xoài ba màu nghiên cứu sử dụng hàm biên ngẫu nhiên với mô hình Cobb-Doulass để ước lượng hiệu quả kỹ thuật và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất xoài ba màu. Kết quả, 100% hộ có hiệu quả kỹ thuật phân bổ trong khoảng hiệu quả 95% - 100%. Dựa vào hàm phi hiệu quả kỹ thuật nghiên cứu xác định có ba yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất xoài ba màu gồm ứng dụng khoa học kỹ thuật (Z = - 0,050), trình độ chuyên môn kỹ thuật (Z= - 0,023), số năm cho sản phẩm (Z = - 0,011).
Công nghệ thực phẩm
Tối ưu hoá điều kiện ép dầu từ đầu và phụ phẩm phần bụng cá hồi bằng phương pháp ép kiểu vit với sự hỗ trợ của sóng vi ba
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.6250
Tóm tắt
|
PDF (925.3K)
Tóm tắt
Trong công nghiệp chế biến phi lê cá hồi, lượng phụ phẩm thải ra tương đối lớn và không được sử dụng hiệu quả. Phần đầu cá sau khi phi lê và phụ phẩm phần bụng cá hồi chiếm khoảng 18% lượng phụ phẩm và hàm lượng dầu tương đối cao (20%) và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Do vậy, việc tận dụng phụ phẩm để chế biến thành sản phẩm dầu cá bằng phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao hiệu suất ép và chất lượng dầu là rất cần thiết. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các mức công suất sấy vi ba (495, 630 và 900 W) đến hiệu suất và chất lượng dầu ép. Kết quả cho thấy hiệu suất thu hồi dầu cá có xu hướng tăng dần và ở công suất 900 W cho hiệu suất thu hồi cao nhất và chất lượng dầu tốt. Qua khảo sát các mức ẩm độ của nguyên liệu sau sấy vi ba (15%, 20% và 25%), cho thấy hiệu suất ép cao nhất tại ẩm độ 25% (81,13%). Kết quả thí nghiệm sơ bộ cũng xác định tốc độ quay của trục vít có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất ép. Kết quả tối ưu hoá điều kiện ép cho thấy hiệu suất ép đạt cực đại và các chỉ số chất lượng nằm trong giới hạn cho phép khi tốc độ trục vít là 9 vòng/phút và ẩm độ nguyên liệu trước ép là 22,5%. Ở các điều kiện ép tối ưu này, hiệu suất ép đạt tối ưu là 84,2%, và dầu cá hồi có chỉ số peroxít (0,35 meqO2/kg), chỉ số xà phòng hoá (188,1 mgKOH/g), chỉ số axít (3,5 mgKOH/g) và ẩm độ dầu (0,89%), đạt chất lượng tốt.
Xã hội học
Quan niệm về chữ hiếu trong văn hóa Việt Nam của một số học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.5531
Tóm tắt
|
PDF (1M)
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp khảo sát qua bảng câu hỏi với 300, học sinh, sinh viên, trong đó gồm: 150 sinh viên tại một trường đại học thuộc địa bàn quận Tân Phú, 75 học sinh của một trường trung học phổ thông quốc tế, 75 học sinh của một trường trung học công lập thuộc địa bàn Quận 3. Khảo sát quan niệm về chữ hiếu, các kiến thức về chữ hiếu, hành vi ứng xử liên quan đến sự hiếu thảo của học sinh sinh viên cho thấy, phần lớn học sinh và sinh viên có quan niệm về chữ hiếu phù hợp với văn hóa Việt Nam. Trong đó, những nhóm học sinh, sinh viên có quan niệm đúng về chữ hiếu thường chấp nhận sự dạy bảo của cha mẹ hơn những nhóm khác.
Giáo dục
Một số vấn đề cơ bản của phong cách học khối liệu
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.6246
Tóm tắt
|
PDF (431.4K)
Tóm tắt
Phong cách học khối liệu (PCHKL) là một lĩnh vực nghiên cứu mới của phong cách học phương Tây đương đại, ứng dụng những kỹ thuật hiện đại của khoa học máy tính để xử lý văn bản ngôn ngữ với dung lượng lớn. PCHKL có nhiều giá trị ứng dụng vào thực tiễn nghiên cứu của Việt Nam và hứa hẹn sẽ tạo ra một bước đột phá về phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu, đem lại cho phong cách học tiếng Việt vốn dựa trên nền tảng trực giác và phân tích thủ công những luồng sinh khí mới của sự định lượng ngữ liệu khối dựa vào sự trợ giúp của máy tính. Nhằm giúp bạn đọc Việt Nam có những kiến thức cơ bản của PCHKL để họ tiếp tục đi sâu vào lĩnh vực này hoặc ứng dụng vào nghiên cứu trên dữ liệu thực tế, đặc biệt là dữ liệu bằng tiếng Việt, bài viết này giới thiệu những thành tựu nghiên cứu cơ bản của PCHKL phương Tây. Bài viết gồm năm phần chính: định nghĩa, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, các phần mềm công cụ, những công trình nghiên cứu tiêu biểu, thế mạnh và giới hạn của PCHKL.
Sử dụng các hoạt động dịch thuật dựa trên giao tiếp trong việc dạy và học từ vựng tiếng Anh cho học sinh phổ thông
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.5540
Tóm tắt
|
PDF (779.5K)
Tóm tắt
Việc dạy từ vựng với phương pháp dịch ngữ pháp (grammar translation method - GTM) ở hầu hết các trường phổ thông của Việt Nam bị chỉ trích do lạm dụng dịch thuật, tập trung quá nhiều vào cấu trúc, hạn chế khả năng giao tiếp; trong khi đó, phương pháp dạy học ngôn ngữ theo hướng giao tiếp (communicative language teaching - CLT) được ưa chuộng hơn vì thúc đẩy người học khám phá và tương tác với nhau. Khả năng tiếp thu từ vựng của học sinh sẽ như thế nào khi dịch thuật được tích hợp với CLT trong hoạt động dịch thuật dựa trên giao tiếp (communication-based translation activity - CTA)? Bài viết đề xuất một số mô hình CTA cho việc dạy và học từ vựng tiếng Anh dựa trên lý thuyết về kiến thức tiếp nhận, kiến thức sản sinh của một từ, và các quy trình củng cố từ vựng của Nation (2001), cùng với các ưu điểm của dịch thuật và CLT. Bài viết đóng vai trò như một tài liệu tham khảo để vận dụng vào thực tế giảng dạy tiếng Anh ở các trường phổ thông của Việt Nam hiện nay.
Kinh tế
Các yếu tố cam kết quản trị và sự hỗ trợ quản lý đến chất lượng hệ thống thông tin tại một số doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.6255
Tóm tắt
|
PDF (490.6K)
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét vai trò của các yếu tố về cam kết quản trị và sự hỗ trợ của nhà quản trị đối với chất lượng của hệ thống thông tin (HTTT) ở các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu gồm 175 đối tượng đang làm việc ở các vị trí trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi (từ tháng 3/2017 – 6/2017) và sau đó phân tích thống kê mô tả và thực hiện các kiểm định giả thuyết nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy tuyến tính với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng HTTT chịu sự tác động của công tác đào tạo, sự hỗ trợ của nhà quản trị. Ngoài ra, một số hàm ý nghiên cứu cũng được trình bày nhằm nâng cao vai trò của yếu tố quản trị đối với chất lượng HTTT ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp cho chuỗi rau an toàn đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Cần Đước, Cần Giuộc, tỉnh Long An
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.6270
Tóm tắt
|
PDF (1.8M)
Tóm tắt
Tiến hành khảo sát 30 nông hộ, 13 hợp tác xã (HTX); thu thập 270 mẫu đất, nước và rau để phân tích hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu. Nhằm đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn (RAT) và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm RAT trong các chuỗi RAT tại địa bàn 02 huyện Cần Đước, Cần Giuộc, tỉnh Long An. Kết quả 100% nông hộ đảm bảo tốt các điều kiện sản xuất RAT, tuy nhiên, còn 63% nông hộ chưa được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP), 30% nông hộ chưa đầu tư hệ thống tưới tiêu chủ động; 24% nông hộ chưa có đường giao thông thuận lợi cho vận chuyển RAT. Đối với HTX có 77% các HTX đảm bảo tốt các điều kiện sơ chế RAT, bên cạnh còn một số chỉ tiêu chưa đạt: 69% HTX chưa có quy trình kiểm soát đánh giá nội bộ; 46% HTX xây dựng nhà xưởng chưa bố trí theo nguyên tắc một chiều, 23% HTX chưa tham gia đầy đủ lớp tập huấn, xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Về hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cu, Zn) trong đất, nước có phát hiện nhưng nằm trong giới hạn cho phép. Về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong rau có 3,33% mẫu RAT nhiễm Chlopyrifos (56,42 mg/kg); 2,22% mẫu nhiễm Cypermethrin (29,28 mg/kg) và 01 mẫu nhiễm Carbofuran (1,06 mg/kg). Từ các kết quả khảo sát được nhóm nghiên cứu đưa ra 3 nhóm giải pháp nhằm đảm bảo chuỗi RAT đạt chất lượng và VSATTP trên địa bàn tỉnh Long An
Văn học
Biền văn và dạng biền văn cận thể đặc biệt ở Nam Bộ
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.6253
Tóm tắt
|
PDF (452.7K)
Tóm tắt
Biền văn có năm kiểu đặt câu: câu tứ tự, câu bát tự, câu song quan, câu cách cú và câu gối hạc. Vào đời Đường, một bộ phận của biền văn được quy định số lượng tiếng mỗi vế phải là 4-6 gọi là biền lệ; đời Tống, biền lệ được quy định thêm niêm, và đưa vào làm văn trong trường ốc, gọi rõ ra là tứ lục. Để phân biệt với biền văn trước đó (được gọi là cổ thể), người ta gọi biền lệ và tứ lục là cận thể. Một dạng tứ lục đặc biệt tìm thấy ở Nam Bộ, là tứ lục gieo vần vào vị trí niêm. Một số tác phẩm liên quan như “Sãi vãi” (Nguyễn Cư Trinh), “Kí bào đệ thơ” (Nguyễn Đình Chiểu), “Hịch Trương Định” (khuyết danh),…
Nhân vật trí thức và nhân vật ngông của giai thoại
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.6258
Tóm tắt
|
PDF (393.4K)
Tóm tắt
Bài viết này sẽ đi vào tìm hiểu hai kiểu nhân vật tiêu biểu của giai thoại là: nhân vật trí thức và nhân vật ngông. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng trong giai thoại, kiểu nhân vật trí thức được xây dựng theo hai xu hướng cơ bản là: xu hướng tuyệt đối hóa và xu hướng phàm tục hóa. Đối với nhân vật ngông, giai thoại xây dựng hình tượng qua hai xu hướng chính là: ngông để thể hiện tài năng, cá tính, chính kiến trước cuộc đời và ngông để chống lại vương quyền. Cơ sở lịch sử, xã hội hình thành nên kiểu nhân vật trí thức là chế độ khoa cử thời phong kiến còn nhân vật ngông có nền tảng triết học từ ông tổ ngông Trang Tử và những suy vi trên bình diện đạo đức của chế độ phong kiến vào thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn.
Định kiến giới trong tác phẩm Nhẫn thạch của tác giả Atiq Rahimi
Bản điện tử:
10 Th10 2018
| DOI:
10.58810/vhujs.6.2.2018.6228
Tóm tắt
|
PDF (329.7K)
Tóm tắt
Nhẫn thạch là câu chuyện về sự bất bình đẳng giới, là tiếng kêu giải phóng phụ nữ, ở Afghan- istan hay một nơi nào đó trên thế giới. Số phận những người phụ nữ được thể hiện bằng ngôn từ mạnh mẽ, vô cùng trần trụi và chua xót. Trong đó, những người phụ nữ phải phục tùng những người đàn ông (cha, chồng, con của mình) vô điều kiện. Thông qua câu chuyện người phụ nữ chăm sóc người chồng bị đạn găm vào gáy phải sống đời thực vật; thông qua huyền thoại về nhẫn thạch- hòn đá đen ma thuật, tác giả đã bày ra trước mắt người đọc định kiến xã hội về tiết hạnh của người phụ nữ, quan niệm tình yêu, hôn nhân, gia đình, về chiến tranh và cả những ẩn ức tôn giáo, tính dục. Bên cạnh đó, tác phẩm còn thể hiện một nền văn hóa Hồi giáo đậm nét, hiển nhiên bởi Atiq Rahimi viết về Afghanistan- đất nước mà Hồi giáo ngự trị.