Nguyễn Văn Thương *

* Correspondence: Nguyễn Văn Thương (email: ngvanthuong85@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Bài viết này sẽ đi vào tìm hiểu hai kiểu nhân vật tiêu biểu của giai thoại là: nhân vật trí thức và nhân vật ngông. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng trong giai thoại, kiểu nhân vật trí thức được xây dựng theo hai xu hướng cơ bản là: xu hướng tuyệt đối hóa và xu hướng phàm tục hóa. Đối với nhân vật ngông, giai thoại xây dựng hình tượng qua hai xu hướng chính là: ngông để thể hiện tài năng, cá tính, chính kiến trước cuộc đời và ngông để chống lại vương quyền. Cơ sở lịch sử, xã hội hình thành nên kiểu nhân vật trí thức là chế độ khoa cử thời phong kiến còn nhân vật ngông có nền tảng triết học từ ông tổ ngông Trang Tử và những suy vi trên bình diện đạo đức của chế độ phong kiến vào thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn.
Từ khóa: giai thoại, nhân vật trí thức, nhân vật ngông.

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (1999). Giai thoại làng Nho. Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin.

Nguyễn Đăng Điệp (1998). Tuyển tập Trần Đình Sử, Tập hai. Hà Nội, Nxb Giáo dục.

Guxep, V. E (1999). Mỹ học folklore. Hoàng Ngọc Hiến dịch. Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng.

Kiều Thu Hoạch, Hoàng Ngọc Phách và Trần Thanh Mại (1965), Giai thoại văn học Việt Nam. Hà Nội, Nxb Văn học.

Kiều Thu Hoạch (2004). Tổng tập văn học dân gian người Việt, Tập 11, Giai thoại văn học Việt Nam. Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.

Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên và Võ Quang Nhơn (2009). Văn học dân gian Việt Nam, tái bản lần 12. Hà Nội, Nxb Giáo dục.

Vũ Ngọc Khánh (1995). Kho tàng giai thoại Việt Nam, 2 tập. Hà Nội, Nxb Văn hóa.

Vũ Ngọc Khánh (1996). Giai thoại folklore Việt Nam. Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.

Vũ Khiêu (1990). Nho giáo xưa và nay. Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.

Phan Ngọc (2002). Bản sắc văn hóa Việt Nam. Hà Nội, Nxb Văn học.

Kiều Văn (2002). Giai thoại lịch sử Việt Nam, 2 tập. Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin.