Ngày xuất bản: 2014-11-15
Tâm lý học
Ứng phó với stress của giáo viên mầm non trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Bản điện tử:
15 Th11 2014
Tóm tắt
|
PDF (10.2M)
Tóm tắt
Bài viết này đề cập thực trạng khả năng ứng phó với stress của giáo viên mầm non trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 312 giáo viên mầm non thuộc các trường mầm non công lập, dân lập và tư thục tham gia vào nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, giáo viên mầm non lựa chọn 5 kiểu ứng phó khác nhau khi gặp phải stress như: kiểu ứng phó "tích cực chủ động”; kiểu ứng phó tìm kiếm sự hỗ trợ; kiểu ứng phó lảng tránh; kiểu ứng phó xoa dịu căng thẳng; kiểu ứng phó tiêu cực, trong đó kiểu ứng phó “tích cực chủ động” được giáo viên mầm non sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự khác nhau về mực độ ở từng cách ứng phó trong các kiểu ứng phó với stress của giáo viên mầm non.
Giáo dục
Tổ chức hoạt động dạy học theo b-learning đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sau 2015
Bản điện tử:
15 Th11 2014
Tóm tắt
|
PDF (7.5M)
Tóm tắt
b-Learning có thể xem như một hệ thống giáo dục mở mà khả năng ứng dụng, khai thác rất rộng với công cụ hỗ trợ là công nghệ thông tin và truyền thông cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Khả năng khai thác và ứng dụng của bLearning trong dạy học tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố con người và cở sở vật chất của cơ sở đào tạo. Do đó, b-Learning cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng rộng rải mới có thể rút ra một tiến trình khoa học và phù hợp nhất với giáo dục Việt Nam.
Vấn đề chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết: lí luận và thực tiễn
Bản điện tử:
15 Th11 2014
Tóm tắt
|
PDF (7.9M)
Tóm tắt
Chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết một cách đúng đắn sẽ giúp trẻ học đọc, học viết thành công ở trường phổ thông. Các nghiên cứu từ những năm 60 cho đến những năm 80 của thế kỉ XX đã cho thấy, sự phát triển các kĩ năng tiền đọc - viết cho trẻ mầm non đã được coi là cần thiết để tạo nền móng cho việc học đọc, học viết sau này. Ở Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu về sự phát triển các kĩ năng tiền đọc - viết cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ứng dụng phát triển các kĩ năng tiền đọc - viết vẫn chưa đúng. Giáo viên cần biết cách phối hợp hợp lí giữa việc giáo dục trẻ trong cuộc sống hàng ngày, trong điều kiện hoạt động tự nhiên, với việc hướng dẫn kĩ năng một cách rõ ràng, mà một trong những kĩ năng cơ bản đó là kĩ năng tri giác nghe âm vị
Thực trạng hình thành kỹ năng tiền đọc, viết cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Bến Cát, Bình Dương
Bản điện tử:
15 Th11 2014
Tóm tắt
|
PDF (8.9M)
Tóm tắt
Việc phát triển các kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là rất cần thiết. Nghiên cứu thực trạng hình thành kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non ở huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương cho thấy: các giáo viên đã thường xuyên sử dụng các biện pháp khác nhau để hình thành các kĩ năng tiền đọc — viết cho trẻ (trừ biện pháp sử dụng mô hình trực quan để giúp trẻ hiểu rõ về thành phần âm thanh của từ). Trên thực tế, mục tiêu chính của việc dạy trẻ vẫn chỉ là giúp trẻ nhận biết các chữ cái; giáo viên chưa tổ chức các hoạt động có ý nghĩa giúp phát triển ở trẻ các kỹ năng tiền đọc - viết
Kinh tế
Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Châu âu (ECB) và Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong giai đoạn khủng hoảng đã được thực thi như thế nào?
Bản điện tử:
15 Th11 2014
Tóm tắt
|
PDF (5.5M)
Tóm tắt
Bài này quan tâm đến ba vấn đề chính: Một là, các ngân hàng trung ương làm thế nào để có thể gây ảnh hưởng một cách có hiệu quả đến lãi suất ngắn hạn. Hai là, các ngân hàng trung ương thông tin những quyết định của mình đến các tổ chức kinh tế và hỗ trợ các tổ chức kinh tế trong hoạch định kế hoạch như thế nào. Và cuối cùng, các ngân hàng trung ương đã làm gì đê phản ứng lại với cú sốc khủng hoảng thị trường tài chính vừa qua
Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế ở một số nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu: nguyên nhân và định hướng chủ yếu
Bản điện tử:
15 Th11 2014
Tóm tắt
|
PDF (16.1M)
Tóm tắt
Bài viết sau đây sẽ đề cập đến những định hướng chủ yếu của công cuộc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế ở một số nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, cùng những nhân tố tác động trong và ngoài nước.
Văn học
Trung Quốc học ở Việt Nam ngày nay - những gì đang có và những gì cần có
Bản điện tử:
28 Th02 2023
“Ngoại phiên thông thư” 外蕃通書: tập tư liệu tối cỏ về quan hệ Việt - Nhật
Bản điện tử:
15 Th11 2014
Tóm tắt
|
PDF (13.4M)
Tóm tắt
“Ngoại phiên thông thư” , 外蕃通書 (còn có tên khác là “Ngoại phiên thư hàn "外蕃書 翰) là tập thư từ ngoại giao giữa Mạc phủ 籍 府 Tokugawa 徳川 với các nước: Triều Tiên, Lữ Tống (Philippine), Campuchia, Thái Lan, Việt Nam... Thời gian trao đổi các bức thư này là khoảng thế kỷ XVII, tương đương với thời Edo sơ kỳ 江戸初期 đến trung kỳ 中期 của Nhật Bản, và thời Trịnh - Nguyễn phân tranh ở Việt Nam. Người tập hợp, chỉnh lý tập sách ấy là Kondo Juzo 近藤 重 戲 (cũng gọi là Kondo Morishige 近藤守重 (1771-1829), học giả, bề tôi của Mạc phủ Tokugawa. “Ngoại phiên thông thư” có 27 quyển, trong đó quyển 1 là mục lục, phần thư từ với Việt Nam gọi là “An Nam quốc thư" 安南國書. Sách viết vào khoảng từ năm 1808-1819, bằng Hán văn và tiếng Nhật cổ có thêm chữ Katakana 片仮名. "An Nam quốc thư” sưu tập thư từ của Mạc phủ Tokugawa với chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài về ngoại giao, mậu dịch và bảo hộ công dân Nhật Bản buôn bán ở Việt Nam. Đây là tập tư liệu cổ nhất về quan hệ Việt Nam và Nhật Bản. Bài viết này bước đầu đi vào nghiên cứu, giới thiệu “Ngoại phiên thông thư”, phần “An Nam quốc thư”.
Một số vấn đề dịch văn thơ Lý Trần ( phần i: lý thuyết)
Bản điện tử:
15 Th11 2014
Tóm tắt
|
PDF (10.4M)
Tóm tắt
Phần lý thuyết này mô tả sự phát triển và hình thành của dịch thuật học từ thời cổ đại ở Châu Âu đến nay, lấy trường phải Đức làm ví dụ. Lúc ban đầu các dịch giả luôn phân vân giữa việc dịch hoặc ad verbum (sát từ) hoặc ad sensum (sát nghĩa). Trong những thời kỳ sau dưới ảnh hưởng của việc nghiên cứu các nhà khoa học, triết gia như Schleiermacher, von Humboldt, Benjamin vv. yếu tố văn hóa trong dịch thuật được coi ngày càng quan trọng và dịch giả văn học không những cần phải có sự hiểu biết về ngôn ngữ và lý luận dịch thuật mà còn phải hiểu rõ về văn hóa, lịch sử, xã hội cũng như lý thuyết văn học, văn học so sánh, ngôn ngữ học và phương pháp dịch. Từ đó dịch thuật học đã trở thành một bộ môn được dậy ở rất nhiều đại học khắp mọi nơi thế giới.
Một số kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Milan Kunder (khảo sát cuốn sách của tiếng cười và sự lãng quên, đời nhẹ khôn kham, sự bất tử)
Bản điện tử:
15 Th11 2014
Tóm tắt
|
PDF (7.9M)
Tóm tắt
Cuốn sách của tiếng cười và sự lãng quên”, “Đời nhẹ khôn kham”, “Sự bất tử” đánh dấu giai đoạn sáng tác đỉnh cao của Milan Kundera. Những kiểu nhân vật được xây dựng trong bộ ba tác phẩm này cũng là đại diện cho thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Kundera. Nhân vật nhòe mờ ngoại hình, nhân vật tình thế, nhân vật suy tư là những kiểu nhân vật thể hiện cảm quan nghệ thuật về con người ở tác gia nổi tiếng này: thế giới bên ngoài là tác nhẫn đe dọa con người, miêu tả tâm lý không phải là cách duy nhất để xây dựng nhân vật tiểu thuyết
Tính trò chơi trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ phương diện văn hóa và tư duy
Bản điện tử:
15 Th11 2014
Tóm tắt
|
PDF (7.2M)
Tóm tắt
Là hiện tượng thi ca nổi bật trong văn học hậu kì trung đại Việt Nam, gần đây thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn được tìm hiểu, đánh giá từ lý thuyết trò chơi. Bài viết này là bước đầu tìm hiểu giá trị về văn hóa và tư duy trong những sáng tác bằng chữ Nôm của Hồ Xuân Hương với tư cách là đối tượng khảo sát của lý thuyết trò chơi. Trong đó, không gian văn hóa lễ hội đậm chất trào tiểu dân gian quyên là những giá trị mang tính trò chơi cần được làm sáng tỏ trong thơ Nôm cùng những phương diện thể hiện sự hoài nghi, giải trung tâm và tinh thần nữ Hồ Xuân Hương.
Giá trị của triết học
Bản điện tử:
15 Th11 2014
Tóm tắt
|
PDF (5.5M)
Tóm tắt
Lời giới thiệu Trong lời đề tựa cho lần xuất bản thứ nhất của tác phẩm Phê bình lý tính thuần tùy, Kant có viết: “Lý tinh con người... bị quấy rầy bởi những câu hỏi không thể chối từ, bởi chúng được đặt ra...do bản tính tự nhiên của chính lý tính, nhưng lý tính cũng không thể trả lời được bởi chúng vượt khỏi mọi quan năng của lý tính con người”. Kể từ khi con người biết suy nghĩ, chúng luôn đặt câu hỏi về những điều mà nhận thức và tri thức của chúng chưa trả lời được. Trải dài suốt lịch sử nhân loại, con người luôn cố gắng để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề mà chúng luôn ưu tư, khắc khoải, nhưng mỗi khi tìm được câu trả lời thì lại xuất hiện câu hỏi khác thách thức khả năng và tri tuệ của loài người. Và từ nơi ấy triết học ra đời. Với mục địch giới thiệu sơ lược về ý nghĩa của triết học trong đời sống con người, vấn đề được nhiều người quan tâm, tôi dịch chương cuối cùng The value of philosophy (Giá trị của triết học) trong tác phẩm The problems of philosophylin Những vấn đề của triết học) của tác giả Bertrand Russell (1872-1970), một nhà toán học và triết học người Anh. Ông cho rằng giá trị quan trọng của triết học là sự giải thoát tinh thần khỏi những nhu cầu thường nhật, nói cách khác là sự tự do của tư tưởng. Đọc một cuốn sách có cảm giác như đang trò chuyện với chính tác giả vậy. Hy vọng độc giả sẽ cùng “trò chuyện” với Russell về vấn đề mà ông đặt ra trong tác phẩm của mình.