Ngày xuất bản: 2015-08-15
Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Bản sắc Nam Bộ qua tục thờ nữ thần - Nghiên cứu trường hợp tục thờ Bà Thủy
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (13.1M)
Tóm tắt
Là một vị thần nữ được thờ cúng ở nhiều loại hình di tích với nhiều hình thức nghi lễ phong phú, tín ngưỡng thờ “bà Thủy” rất quen thuộc và gần gũi với cư dân Nam Bộ. Bài viết sẽ nhìn nhận sự phát triển của tín ngưỡng thờ “bà Thủy” trong lịch sử từ các góc độ danh xưng, truyện kể, nơi thờ tự, nghi thức hành lễ để chỉ ra hạt nhân cốt lõi của “tính bản sắc Nam Bộ” ở các khía cạnh “tính phi điển chế”, “tính linh hoạt và tính mở”, “tính gắn kết với nhu cầu đời sống tâm linh của người dân”; đồng thời, chỉ ra những biến đổi của tín ngưỡng này trong bối cảnh đương đại.
Nghệ thuật
Kỹ thuật Bel Canto trong đào tạo thanh nhạc Việt Nam
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (10.1M)
Tóm tắt
Ra đời cùng với nghệ thuật opera, kỹ thuật Bel canto được xem là thành tựu, đỉnh cao kỹ thuật thanh nhạc của nhân loại. Nó là mẫu mực cho ca hát chuyên nghiệp, nó góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng. Sứ mệnh ấy thuộc các cơ sở đào tạo thanh nhạc thế giới và ở Việt Nam. Ngày nay, công tác đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam trên cơ sở kết hợp kỹ thuật bel canto với nghệ thuật hát truyền thống Việt Nam được áp dụng từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đấy là sự phối hợp ứng dụng khoa học giữa kỹ thuật thanh nhạc với ngữ âm tiếng Việt và trở thành nguyên tắc trong đào tạo thanh nhạc chính thống ở nhà trường.
Kinh tế
Kiểm soát doanh nghiệp độc quyền, thành tựu nghiên cứu nổi bật của giải Nobel Kinh tế 2014
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (5.3M)
Tóm tắt
Phần lớn các thị trường như thị trường: điện, sữa, xăng dầu… mà chúng ta đối mặt hàng ngày là những thị trường không hoàn hảo cả về mặt thông tin lẫn mặt cạnh tranh. Do vậy, việc vận dụng những kiến thức của kinh tế học truyền thống để nghiên cứu các trường hợp cạnh tranh hoàn hảo trong điều kiện thị trường lý tưởng không còn phù hợp nữa. GS Jean Tirol được trao giải Nobel Kinh tế 2014 là nhờ các công trình nghiên cứu trong ba mươi nam về một lĩnh vực riêng của kinh tế vi mô có tên Industrial Organization (tạm dịch là Tổ chức thị trường). Các phân tích của ngành này tập trung vào từng thị trường không hoàn hảo đặc thù, vào các doanh nghiệp độc quyền và vạch ra các mối nguy hại tiềm tàng của việc thiếu quản lý hoặc quản lý không đúng. Từ đó thiết kế ra những phương pháp quản lý thị trường hiện đại nhằm hỗ trợ cho Chính phủ trong việc quản lý các dạng thị trường này – và đó cũng là những khía cạnh cần trình bày trong phạm vi của bài viết này.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Sản xuất bắp lai trên đất lúa kém hiệu quả ở đồng bằng Sông Cửu Long
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (8.7M)
Tóm tắt
Sản xuất bắp lai trên đất trồng lúa kém hiệu quả ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là chiến lược tái cơ cấu ngành trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên mô hình chuyển đổi này có hiệu quả như thế nào là câu hỏi cần làm rõ trong nghiên cứu này. Kết quả khảo sát 360 hộ nông dân chuyển đổi từ đất lúa sang bắp lai ở ba tỉnh Long An, Đồng Tháp và Hậu Giang cho thấy hiệu quả sản xuất bắp lai rất biến động theo từng tiểu vùng sinh thái và theo mùa vụ. Sản xuất bắp có hiệu quả trong vụ Đông Xuân và Hè Thu cao hơn lợi nhuận từ canh tác lúa. Chi phí sản xuất bắp lai biến động từ 29-35,7 triệu đồng/ha. Giá thành bắp lai biên động từ 3.500-5.400 đồng/kg (bình quân 4.300 đồng/kg). Chi phí phân bón chiếm tỷ lệ cao từ 30-35,5% tổng chi. Chi phí lao động chiếm 38,2%. Chi phí cơ giới hóa rất thấp 1,2 triệu đồng/ha, chiếm 5,0-8,7%. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật từ 4,9-12,2%. Điểm hòa vốn ở mức giá là 4.300 đồng, năng suất 8,3 tấn/ha, tổng chi 33,1 triệu đồng/ha. Lợi nhuận bình quân 4,9 triệu đồng/ha. 28-49% hộ trồng bắp thua lỗ do chi phỉ sản xuất cao, giá bán bắp thấp và năng suất thấp. Những yếu tố tiên quyết cần xem xét khi tăng quy mô diện tích đất canh tác bắp lai: cơ giới hóa gắn với quy hoạch vùng trồng bắp, biện pháp kỹ thuật tối ưu hóa chi phí sản xuất và tăng năng suất, giá cả bắp cạnh tranh và giá vật tư nông nghiệp phù hợp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của xoài cát Hòa Lộc ở tỉnh Tiền Giang theo cách tiếp cận từ quan điểm của khách hàng
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (6.5M)
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh (LTCT) của xoài cát Hòa Lộc (XCHL) ở tỉnh Tiền Giang theo cách tiếp cận từ quan điểm của khách hàng. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 419 khách hàng ở TP. HCM, TP. Cần Thơ và tỉnh Tiền Giang. Úng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố tác động đến LTCT của XCHL là thương hiệu, phân phối, đặc tính sản phẩm, nguồn gốc và bao bì. Trong đó, đặc tính sản phẩm có tác động mạnh nhất đến LTCT của XCHL Từ khóa: lợi thế cạnh tranh, khách hàng, xoài cát Hòa Lộc, tỉnh Tiền Giang
Vốn lưu động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và những vấn đề đặt ra
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (10.3M)
Tóm tắt
Quản lý vốn lưu động và vấn đề thanh khoản là vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý vốn lưu động hiệu quả sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận, hạn chế rủi ro về vấn đề thanh khoản và làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Nghiên cứu phân tích và đánh giá về tình hình vốn lưu động và vấn đề thanh khoản của 29 doanh nghiệp thuộc 4 ngành dược phẩm, ngành thép, ngành thực phẩm và ngành thủy sản niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giai đoạn tập trung là từ năm 2010 đến 2014. Kết quả cho thấy những thực trạng về quản lý vốn lưu động, vấn đề cân đối thanh khoản của các doanh nghiệp theo các ngành nghiên cứu và đề ra các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả vốn lưu động của các doanh nghiệp theo từng ngành.
Văn học
Nguyễn Đổng Chi - Nhà sưu tầm, khảo cứu văn học dân gian từ thực tiễn đến Lý luận
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (17.9M)
Tóm tắt
GS. Nguyễn Đổng Chi là một trong những chuyên gia hàng đầu về folklore ở Việt Nam. Những đóng góp quan trọng của ông đối với folklore Việt Nam cần phải nhắc đến công trình “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” gồm 5 tập “hát giặm Nghệ Tĩnh”. Để có những công trình gí trị về tư liệu, khoa học như vậy, GS. Nguyễn Đổng Chi đã đích thân sưu tầm khảo cứu văn học dân gian trong đời sống dân dã một cách khoa học. Nhờ vậy, ông còn đóng góp cho nền folklore Việt Nam một hệ thống phương pháp luận về sưu khảo văn học dân gian. Hướng tiếp cận này ở ông đã hình thành từ thập niên 40 của thế kỷ XX. Thật ngạc nhiên là tư tưởng và cách tiếp cận ấy trùng hợp với một số trường phái nghiên cứu folklore trên thế giới, đặc biệt là trào lưu bối cảnh ở Mỹ xuất hiện vào cuối thập niên 60, nửa đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Từ đó có thể nói, GS. Nguyễn Đổng Chi là nhà folklore học tiên phong trên nhiều mặt nhờ kết hợp từ lý luận với thực tiễn một cách nhuần nhuyễn tinh tế. Bài viết này trình bày tất cả các khía cạnh đó nhằm làm rõ thành công của ông trên con đường học thuật, để lại bài học có giá trị về khoa học cho những người làm công tác nghiên cứu văn học dân gian
Phong cách đọc văn học của công chúng Sài Gòn - Nam Bộ
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (6.3M)
Tóm tắt
Trong đời sống văn học, chúng ta đã từng nói nhiều về phong cách viết (sáng tác, phê bình…), vậy có phong cách đọckhông? Và nếu có thì phong cách đọc là gì? Bài viết sau khi khẳng định sự tồn tại của phong cách đọc văn học, xác định khái niệm, nói lên biểu hiện và sự hình thành của nó, đã tập trung trình bày, phân tích và lý giải phong cách đọc của công chúng Sài Gòn – Nam Bộ qua các giòng lịch sử. Đây là những quan sát mang tính cá nhân, là những đề nghị cụ thể, từ một quá trình trải nghiệm dài trong con đường học tập, giảng dạy và nghiên cứu văn học.
Khoảng lặng của ngôn từ thơ hay tín hiệu của cái Nhạt trong thi ca
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (6.6M)
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu quan niệm của F. Jullien bàn về Cái nhạt trong thi ca. Bằng tư duy của nhà triết học và nhà mỹ học, ông đã nhìn thấu đáo vấn đề cái nhạt làm thay đổi tín hiệu trong văn học. Từ đó, bài viết liên hệ đến đặc trưng thi ca thông qua cách tổ chức ngôn từ thơ, tham chiếu với cái nhạt, lại thấy chúng có những điểm gặp nhau trong sáng tạo của người nghệ sĩ và trong mục đích cuối cùng ở tài năng của người thưởng thức. Và từ đó, dễ dàng thấy được cái nhạt chính là phẩm chất đặc biệt, là mỹ học cần thiết của thi ca, giúp thi ca trở thành những tín hiệu ngữ nghĩa kỳ thủ, cao sang và minh triết cho con người và cho nghệ thuật.
Một số vấn đè trong thơ đương đại
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (5.8M)
Tóm tắt
Bài viết điểm lại một vài vấn đề nổi bất của thơ thời kỳ Đổi mới dựa trên những quan sát cá nhân về thực tiễn sáng tạo của các nhà thơ thời kỳ này. Chúng tôi tập trung vào ba điểm nhấn. Thứ nhất đó là: Sự chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng đời tư thế sự. Các nhà thơ đặt lên hàng đầu thế giới nội cảm và những kinh nghiệm sống của mình. Phẩm chất cái tôi trữ tình được nhấn mạnh. Thơ đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống, gắn bó với mỗi số phận cá nhân. Thứ hai là sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Con người cá tính luôn có nhu cầu xác định chỗ đứng của mình trước thế giới và trong các mối quan hệ xã hội. Thứ ba là vấn đề thế giới tâm linh được coi như một thực thể thẩm mĩ và đối tượng phản ảnh thơ trữ tình.
K.F Ryleev - Nhà thơ của khởi nghĩa tháng chạp 1825
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (7M)
Tóm tắt
Trong lịch sử văn học Nga nửa đầu thế kỷ XIX, K. F. Ryleev là một người có vị trí đặc biệt: ông vừa là nhà thơ đi tiên phong, mở đường cho sự phát triển dòng thơ ca chính trị, vừa là một nhà cách mạng tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp năm 1825 nhằm lật đổ chính quyền chuyên chế Nga hoàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp của Ryleev vẫn chưa được nhiều người biết đến. Bài viết này bước đầu giới thiệu chân dung Ryleev qua một số tác phẩm tiêu biểu của ông.
Một số vấn đề dịch văn thwo Lý - Trần (Phần II: Ứng dụng)
Bản điện tử:
15 Th08 2015
Tóm tắt
|
PDF (12M)
Tóm tắt
Trong phần lý thuyết ở bài Một số vấn đề dịch văn thơ Lý-Trần (phần I) in trên Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến Sô 05 (11/2014) tác giả đã mô tả sự phát triển và hình thành của dịch thuật học từ thời cổ đại ở Châu Âu đến nay. Để minh chứng cho lý thuyết trên, trong phần ứng dụng này, tác giả mô tả quá trình dịch thuật và một số thao tác trên cơ sở dịch thơ Lý-Trần làm ví dụ. Đây là một quy trình gồm nhiều thao tác xuyên thấm vào nhau được xem là nền tảng tri thức cung như kỹ năng người dịch. Để chuẩn bị cho công tác dịch thuật, đầu tiên người dịch nên chuẩn bị các phương tiện cần thiết như từ điển, tài liệu vê lịch sử và văn học thời Lý-Trần. Tiếp theo dịch giả nên đọc tài liệu vê tiểu sử các tác giả và bối cảnh hình thành tác phẩm mà người dịch định chuyển ngữ. Để dịch sát, đúng cần phải hiểu sâu về lý thuyết thể loại. Đây là công việc hết sức quan trọng cho việc chuyển ngữ phù hợp bản chất thẩm mỹ của thể loại. Trong quả trình chuyển dịch, người dịch sẽ gặp một số khó khăn: những từ hoặc khái niệm khó hiểu và khó dịch nhất là đối với người đọc di biệt về văn hóa, một số vần đề về thời đại có liên quan Nhiệm vụ của dịch giả là tìm cách khắc phục những điều khó khăn để chuyển ngữ tối ưu tác phấm.