Hồ Quốc Hùng *

* Correspondence: Hồ Quốc Hùng (email: 496_hoquochung@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

GS. Nguyễn Đổng Chi là một trong những chuyên gia hàng đầu về folklore ở Việt Nam. Những đóng góp quan trọng của ông đối với folklore Việt Nam cần phải nhắc đến công trình “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” gồm 5 tập “hát giặm Nghệ Tĩnh”. Để có những công trình gí trị về tư liệu, khoa học như vậy, GS. Nguyễn Đổng Chi đã đích thân sưu tầm khảo cứu văn học dân gian trong đời sống dân dã một cách khoa học. Nhờ vậy, ông còn đóng góp cho nền folklore Việt Nam một hệ thống phương pháp luận về sưu khảo văn học dân gian. Hướng tiếp cận này ở ông đã hình thành từ thập niên 40 của thế kỷ XX. Thật ngạc nhiên là tư tưởng và cách tiếp cận ấy trùng hợp với một số trường phái nghiên cứu folklore trên thế giới, đặc biệt là trào lưu bối cảnh ở Mỹ xuất hiện vào cuối thập niên 60, nửa đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Từ đó có thể nói, GS. Nguyễn Đổng Chi là nhà folklore học tiên phong trên nhiều mặt nhờ kết hợp từ lý luận với thực tiễn một cách nhuần nhuyễn tinh tế. Bài viết này trình bày tất cả các khía cạnh đó nhằm làm rõ thành công của ông trên con đường học thuật, để lại bài học có giá trị về khoa học cho những người làm công tác nghiên cứu văn học dân gian

Article Details

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, 5 tập, NXB Văn Sử Địa, NXB Sử học, NXB KHXH, H, 1957-1982. Viện Văn học tái bản trọn bộ, lần thứ 7, Hà Nội, 1993.

[2] Nguyễn Đổng Chi, Hát giặm Nghệ Tĩnh, 3 tập, NXB Sử học và NXB Khoa học, H, 1962-1963. Tập 1 chỉnh lý, bổ sung Hát giặm Nghệ - Tĩnh, NXB Tân Việt, Hà Nội, 1944; tác giả tuyên bố: bỏ bản in lần thứ nhất; Tập 2 và 3 là sưu tầm, có sự cộng tác với Ninh Viết Giao.

[3] Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi, Mọi Kontum, Mộng Thương thu trai xuất bản, Huế, 1937; Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp dịch sang tiếng Pháp và NXB Tri thức in song ngữ, H, 2011.

[4] Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đổng Chi, Đặng Nghiêm Vạn, Phương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn, Vụ Văn hóa Quần chúng, Bộ Văn hóa xuất bản, H, 1969.

[5] Nguyễn Đổng Chi, “Qua việc khoanh vùng sưu tầm văn học dân gian tại một xã thí điểm “, Tạp chí Văn học số 6-1971. In lại trong Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học, Tập I “Văn học dân gian”, NXB TP.HCM, 1999.

[6] Nguyễn Chung Anh, “Nguyễn Đổng Chi - Nhà văn, nhà khoa học”, Tạp chí Văn học, số 4/1984. In lại trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập 1, lần thứ bảy, Viện Văn học xuất bản, Hà Nội, 1993.

[7] Hy Tuệ, “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” từ bình diện một công trình nghiên cứu”, in trong Nguyễn Đổng Chi-Người miệt mài tìm kiếm các giá trị văn hóa dân tộc, NXB Khoa học xã hội, H, 1997. In lại trong Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, số 4/2014.

[8] Maurice Durrand, “Đọc “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” Tập 1 của Nguyễn Đổng Chi” (Nguyễn Đổng Chi, Trésor des contes Vietnammiens), Tập san Trường Viễn Đông Bác cổ (B.E.F.E.O), 1/1964. Nguyễn Từ Chi dịch, in trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập 1, lần thứ bảy, Viện Văn học xuất bản, Hà Nội, 1993

[9] Vladimir Propp- Chu Xuân Diên dịch (2005), “Đặc trưng của Folklore”, Folkore thế giới - Một số công trình nghiên cứu cơ bản, NXB KHXH.

[10] Dan Ben-Amos (2005), “Tiến tới một định nghĩa về folklore trong ngữ cảnh”, Folklore Thế giới - Một số công trình nghiên cứu cơ bản, NXB KHXH.