Ngày xuất bản: 2023-01-16
Văn học
Sự tiếp biến của Nguyễn Du đối với “Kim Vân Kiều truyện”
Bản điện tử:
16 Th01 2023
| DOI:
10.58810/vhujs.8.5.2022.377
Tóm tắt
|
PDF (913K)
Tóm tắt
Tiếp nhận và biến đổi là một trong những quy luật phát triển của văn học. Để có được Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), trong quá trình sáng tác, Nguyễn Du đã tiếp nhận sáng tạo nhiều di sản văn học của dân tộc và nhân loại, trong đó có Kim Vân Kiều truyện. Sự tiếp biến Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du khi sáng tác Đoạn trường tân thanh có mấy điểm nổi bật sau: (1) bỏ hẳn một số nội dung; (2) lược bớt cho gọn lại một số sự kiện; (3) đảo lộn một số chi tiết; (4) kéo dài, kể tả kỹ một số nội dung; (5) thay đổi hẳn nội dung, ý nghĩa một số một số sự kiện, hành động. Những cách làm trên cộng với sự sáng tạo thêm những nội dung mới chưa có trong Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một tác phẩm bất hủ trong văn học dân tộc.
Tâm sự của người lính chiến trường biên giới Tây Nam trong thơ Việt Nam hiện đại
Bản điện tử:
16 Th01 2023
| DOI:
10.58810/vhujs.8.5.2022.378
Tóm tắt
|
PDF (847.1K)
Tóm tắt
Chiến tranh biên giới Tây Nam là cuộc chiến gần đây nhất mà dân tộc Việt Nam trải qua, nhưng dấu ấn của nó trong văn học hiện đại không sâu đậm như hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Có thể vì nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, có thể cuộc chiến tranh ấy xảy ra phần lớn là trên đất bạn Campuchia, cũng có thể giới văn nghệ sĩ và công chúng thuở ấy đã bắt đầu thấm mệt với đề tài chiến tranh vì phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống thời bình. Tuy nhiên, từ cuộc chiến ấy vẫn cất lên những tiếng thơ vừa hào hùng vừa u uẩn. Bài viết này phân tích một số tác phẩm thơ của Phạm Sỹ Sáu, Lê Minh Quốc, Đoàn Tuấn, Anh Ngọc - những người đã trực tiếp góp mặt trong chiến tranh biên giới Tây Nam - khai thác cái nhìn hướng ngoại của họ khi quan sát kẻ thù Khmer Đỏ, đất nước và nhân dân Campuchia, cùng cái nhìn hướng nội khi họ chiêm nghiệm về bản thân, đồng đội và tính chất của cuộc chiến tranh mà họ tham gia. Với nhãn quan lịch sử-cụ thể, phương pháp phân tích thi pháp thơ kết hợp với phương pháp so sánh, bài viết cho thấy người lính Tây Nam đã kế thừa tư tưởng và tâm thế của những thế hệ chiến đấu đi trước nhưng đồng thời cũng có những cảm xúc riêng bắt nguồn từ những trải nghiệm thực tế trong một cuộc chiến tranh mang đặc thù khác.
Sự vận động nghệ thuật trần thuật từ “Cánh đồng bất tận” đến “Biên sử nước” của Nguyễn Ngọc Tư
Bản điện tử:
16 Th01 2023
| DOI:
10.58810/vhujs.8.5.2022.379
Tóm tắt
|
PDF (1.3M)
Tóm tắt
Trải qua một phần tư thế kỷ sáng tạo, ở Nguyễn Ngọc Tư, ý thức cách tân nghệ thuật không ngừng vừa là bản lĩnh, vừa là bản sắc; nhờ đó nâng tầm văn học Nam Bộ và khẳng định được vị thế quan trọng của chị trong dòng văn học đương đại nước ta. Bài viết này khảo sát nghệ thuật trần thuật, chú trọng ở các yếu tố kết cấu cốt truyện và người kể chuyện ở hai tác phẩm Cánh đồng bất tận và Biên sử nước, và lý giải sự vận động nghệ thuật ấy trong hành trình sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư. Sự vận động từ cốt truyện thống nhất, hoàn chỉnh đến kết cấu phân mảnh, đa tầng, từ người kể chuyện đồng sự duy nhất đến đa dạng hóa cái “tôi” trần thuật, cho thấy sự thay đổi lớn trong nhận thức đời sống, trong quan niệm nghệ thuật và phong cách sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư.
Chức năng nhận thức trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần
Bản điện tử:
16 Th01 2023
| DOI:
10.58810/vhujs.8.5.2022.331
Tóm tắt
|
PDF (832.1K)
Tóm tắt
Cùng với các chức năng giáo dục, thẩm mỹ, giải trí, … chức năng nhận thức là một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học thiếu nhi. Bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đặc biệt áp dụng những kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, cũng như các lý thuyết về chức năng văn học, chúng tôi chứng minh văn học viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đem đến cho trẻ những nhận thức về tự nhiên, xã hội, con người và về chính bản thân trẻ. Những tri thức ấy không quá nhiều mà chỉ là cái cớ để nhân vật bộc lộ cảm xúc cá nhân và bồi dưỡng những nhận thức về lẽ sống, cách sống, về tình cảm cao đẹp, về một môi trường sống đầy tình người. Từ đó, các em có thể được hình thành nhân sinh quan đúng đắn, nhân văn.
Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Trần Thị Trường: Từ góc nhìn ý thức giới
Bản điện tử:
16 Th01 2023
| DOI:
10.58810/vhujs.8.5.2022.335
Tóm tắt
|
PDF (491.9K)
Tóm tắt
Nữ nhà văn Trần Thị Trường viết về các nhân vật nữ bằng sự chiêm nghiệm của chính bản thân mình, người phụ nữ ở chốn Hà thành mang vẻ đẹp truyền thống và trải qua nhiều sóng gió, truân chuyên trong cuộc đời. Nhìn từ ý thức giới, nhân vật nữ trong truyện ngắn của nhà văn được xây dựng với những biểu hiện phong phú, đa dạng về tính cách, tâm hồn. Bài viết tìm hiểu về hai vấn đề chính thể hiện ý thức giới của nhân vật nữ trong các truyện ngắn của nhà văn, cụ thể nhân vật nữ ý thức về bản thể nữ và nhân vật nữ ý thức về vị trí của nam giới. Qua đó, nhà văn đã thể hiện rõ dấu ấn riêng qua góc nhìn và cách phản ánh của mình.
Tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe - Vấn đề nguồn gốc và những ảnh hưởng của nó
Bản điện tử:
16 Th01 2023
| DOI:
10.58810/vhujs.8.5.2022.304
Tóm tắt
|
PDF (973.9K)
Tóm tắt
Robinson Crusoe (1719) của nhà văn Daniel Defoe đã ra đời được hơn ba trăm năm, đến nay tác phẩm ấy vẫn được công chúng đón nhận một cách nồng hậu, điều đó đủ cho ta thấy sức sống mãnh liệt của nó. Bài viết này tập trung xem xét những điều kiện dẫn đến sự hình thành cuốn tiểu thuyết Robinson Crusoe và những tác động của cuốn tiểu thuyết đối với hậu thế, qua đó chúng tôi cung cấp những lý giải về nguồn gốc và sức sống của tác phẩm này.
Kinh tế
Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của nông hộ vùng Cầu Đất, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Bản điện tử:
16 Th01 2023
| DOI:
10.58810/vhujs.8.5.2022.380
Tóm tắt
|
PDF (800.5K)
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến hành điều tra 180 hộ sản xuất cà phê trên địa bàn vùng Cầu Đất, Thành phố Đà Lạt nhằm phân tích thực trạng sản xuất, thực trạng, nhận thức và biện pháp ứng phó rủi ro trong canh tác cà phê của hộ. Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy số hộ giảm diện tích sản xuất cà phê trong giai đoạn 2017-2021 chiếm tỷ lệ khá cao, nhất là đối với xã Xuân Thọ và Xuân Trường. Các hộ sản xuất bị tác động bởi nhiều yếu tố rủi ro, trong đó yếu tố tác động mạnh là về thị trường mà chủ yếu về giá bán, với giá cà phê thấp không đảm bảo thu nhập cho nông hộ. Đồng thời, nguồn lực lao động không đảm bảo cũng ảnh hưởng tới việc tiếp tục duy trì sản xuất cà phê của hộ. Nghiên cứu cũng đánh giá được các biện pháp nhằm ứng phó rủi ro trong sản xuất cà phê của nông hộ trên địa bàn, trong đó, biện pháp cần thiết đối với các hộ là tham gia hợp tác xã giúp hộ nâng cao kiến thức quản lý sâu bệnh hại và đảm bảo đầu ra.
Tâm lý học
Thực trạng bắt nạt trực tuyến của học sinh một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
Bản điện tử:
16 Th01 2023
| DOI:
10.58810/vhujs.8.5.2022.381
Tóm tắt
|
PDF (774.4K)
Tóm tắt
Bài viết đề cập đến thực trạng bắt nạt trực tuyến của học sinh một số trường trung học phổ thông (THPT) tại thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 250 học sinh từ ba trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định T-test, phân tích phương sai một nhân tố (One way ANOVA) và Chi-square được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy thực trạng bắt nạt trực tuyến của học sinh trung học phổ thông ở mức thỉnh thoảng (2,64) với nhiều hình thức khác nhau, trong đó hình thức tẩy chay cô lập có mức trung bình cao nhất (3,29). Có sự khác biệt về hình thức bắt nạt trực tuyến khi xét theo giới tính và học sinh có cảm xúc tức giận, lo lắng đối với việc bắt nạt trực tuyến, trong đó các em nam có nhiều cảm xúc khi bị bắt nạt hơn so với các em nữ.