Phạm Trần Thảo Ngân * & Nguyễn Thị Phương Thúy

* Correspondence: Phạm Trần Thảo Ngân

Main Article Content

Tóm tắt

Chiến tranh biên giới Tây Nam là cuộc chiến gần đây nhất mà dân tộc Việt Nam trải qua, nhưng dấu ấn của nó trong văn học hiện đại không sâu đậm như hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Có thể vì nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, có thể cuộc chiến tranh ấy xảy ra phần lớn là trên đất bạn Campuchia, cũng có thể giới văn nghệ sĩ và công chúng thuở ấy đã bắt đầu thấm mệt với đề tài chiến tranh vì phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống thời bình. Tuy nhiên, từ cuộc chiến ấy vẫn cất lên những tiếng thơ vừa hào hùng vừa u uẩn. Bài viết này phân tích một số tác phẩm thơ của Phạm Sỹ Sáu, Lê Minh Quốc, Đoàn Tuấn, Anh Ngọc - những người đã trực tiếp góp mặt trong chiến tranh biên giới Tây Nam - khai thác cái nhìn hướng ngoại của họ khi quan sát kẻ thù Khmer Đỏ, đất nước và nhân dân Campuchia, cùng cái nhìn hướng nội khi họ chiêm nghiệm về bản thân, đồng đội và tính chất của cuộc chiến tranh mà họ tham gia. Với nhãn quan lịch sử-cụ thể, phương pháp phân tích thi pháp thơ kết hợp với phương pháp so sánh, bài viết cho thấy người lính Tây Nam đã kế thừa tư tưởng và tâm thế của những thế hệ chiến đấu đi trước nhưng đồng thời cũng có những cảm xúc riêng bắt nguồn từ những trải nghiệm thực tế trong một cuộc chiến tranh mang đặc thù khác.
Từ khóa: chiến tranh biên giới Tây Nam, thơ ca, người lính

Article Details

Tài liệu tham khảo

Anh Ngọc (2015). Ngàn dặm và một bước. Sông Mê-Kông bốn mặt. Hà Nội, Nxb Hội Nhà văn. 

Bằng Việt (1973). Những gương mặt, những khoảng trời. Hà Nội, Nxb Văn học.

Chính Hữu (1984). Đầu súng trăng treo. Hà Nội, Nxb Văn học.

Đoàn Tuấn và Lê Minh Quốc (1997). Đất bên ngoài Tổ quốc. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ.

Lê Anh Xuân (1993). Tuyển tập thơ Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân). Hà Nội, Nxb Văn học.

Nguyễn Minh Châu (1987). Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa. Tạp chí Văn nghệ, 49&50.

Phạm Tiến Duật (1983). Vầng trăng và những quầng lửa. Hà Nội, Nxb Văn học.

Phạm Sỹ Sáu (1988). Điểm danh đồng đội. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 

Phạm Sỹ Sáu (1994). Ra đi từ thành phố. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ.

Phạm Sỹ Sáu (2008). Khúc ca đồng đội. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.

Phạm Sỹ Sáu (2016). Giữa ngày và đêm. Hà Nội, Nxb Văn hóa Dân tộc.

Thanh Thảo (1977). Những người đi tới biển. Hà Nội, Nxb Quân đội Nhân dân.

Tố Hữu (1972). Ra trận. Hà Nội, Nxb Văn học.

Swann, W. (2009). 21st Century Cambodia: View and Vision. New Delhi: Global Vision Publishing House.