Ngày xuất bản: 2014-03-15

Xác định các yếu tố tác động đến năng suất nuôi cá tra thâm canh tỉnh Đồng Tháp

Trần Văn Thiện, Nguyễn Minh Đức & Đặng Hồng Hậu
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (1.2M)

Tóm tắt

Cá tra là một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với vùng nuôi phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long. Với số liệu thu thập được trong năm 2012 qua phỏng vấn và quan sát trực tiếp 60 hộ nông dân, đề tài đã phân tích hiện trạng nghề nuôi cũng như đánh giá hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi cá tra thâm canh tại tại tỉnh Đồng Tháp, một tỉnh có diện tích nuôi có tra lớn nhất khu vực. Phương pháp hồi qui tuyến tính cũng được sử dụng để xây dựng hàm sản xuất để từ đó xác định được các yếu tố chính tác động đến năng suất của nghề nuôi cá tra thâm canh tại tỉnh Đồng Tháp. Đó là mật độ thả giống, chi phí phòng trị bệnh và chi phí thức ăn. Kết quả nghiên cứu cũng xác định được mức tối ưu của các yếu tố đầu vào để đạt năng suất tối đa (được dự đoán là 436 tần/ha). Các hộ nông dân nuôi cá tra thâm canh nên thả nuôi cá tra giống ở mặt độ tối ưu là 61 con/m2, đầu tư chi phí phòng trị bệnh tối ưu 140 triệu đồng/ha và chi phí thức ăn tối ưu là 10,68 tỷ đồng/ha.

Tình hình phát triển ngành tâm lý trị liệu ở Việt Nam

Nguyễn Văn Thọ
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (1M)

Tóm tắt

Tâm lý trị liệu (Psychotherapy) là phương pháp tâm lý dùng để chữa trị những vấn đề tâm lý, cảm xúc chủ yếu bằng lời nói hoặc các kỹ năng giao tiếp khác giữa nhà trị liệu và thân chủ. Bài báo phác họa một vài nét khái quát về tình hình phát triển ngành tâm lý trị liệu còn non trẻ ở nước ta, trong đó có đề cập đến: Chuyên ngành Tâm lý trị liệu trong Tâm lý học Y học: Từ khi Y học thừa nhận rằng, ngoài những bệnh lý về cơ thể, còn có những bệnh lý tâm thần, và bệnh lý này đã cuốn hút sự tham gia nghiên cứu của các nhà Tâm lý học. Từ đó xuất hiện ngành khoa học mới liên ngành Y học và Tâm lý học: Tâm lý học Y học. Trong Tâm lý học Y học, xuất hiện các kỹ thuật Tâm lý trị liệu. Tình hình thực hành Trị liệu tâm lý ở Việt Nam nói chung chưa phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu được chữa trị của người bệnh. Hệ thống nhà trường đào tạo chuyên ngành Tâm lý trị liệu ở nước ta chưa có nhiều, cũng chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trường đại học Văn Hiền là trường đầu tiên đào tạo cử nhân tâm lý chuyên ngành Tham vấn và Trị liệu tâm lý. Trong thời gian tới, trường vẫn tiếp tục hướng đào tạo này và có sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa với các bệnh viện để nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên

Về định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa môn ngữ văn ở trường phổ thông

Bùi Mạnh Hùng
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (6M)

Tóm tắt

Bài viết trình bày định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Việc đối mới cần tiến hành trên nhiều bình diện: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Thay vì chú trọng đến việc cung cấp kiến thức về tiếng Việt và văn học, môn Ngữ văn cần giúp học sinh phát triển các năng lực tổng quát và năng lực đặc thù của môn học, đặc biệt là năng lực giao tiếp ở cả bốn kĩ năng: đọc, viết, nghe và nói. Theo cách đó, nội dung chương trình sẽ không được thiết kế theo hệ thống các tác phẩm văn học và các bình diện của cấu trúc ngôn ngữ mà theo bốn kĩ năng với mức độ phức tạp tăng dần. Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá cũng phải được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển năng lực ngữ văn của học sinh.

Một số ý kiến về việc mở các ngành đào tạo đại học lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ

Nguyễn Mộng Hùng
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (385.6K)

Tóm tắt

Bài viết đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý trong việc mở các ngành đào tạo bậc đại học, cao đẳng về lĩnh vực Kỹ thuật - Công nghệ (KTCN) trong tình hình hiện nay. Ngoài việc nên mở ngành nào cần được cân nhắc kỹ, bài viết cũng bàn thêm về nội dung đào tạo, thực hành thực tập gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa nông nghiệp để phát huy vai trò trụ đỡ nền kinh tế và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu

Nguyễn Thị Diễm Châu & Nguyễn Minh Đức
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (1.1M)

Tóm tắt

Sau hơn bảy năm Việt Nam gia nhập WTO, ngành nông nghiệp Việt Nam đã ngày càng hội nhập nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới. Qua đó, những thay đổi nhanh chóng trong môi trường vĩ mô cũng đã và đang tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của nước ta. Những chiến lược trước đây để gia tăng sản lượng nông nghiệp như mở rộng diện tích đất canh tác và thâm canh hóa cũng đang đi đến giới hạn của chúng. Quá trình biến đổi khí hậu đang xảy ra cũng khiến những người sản xuất gặp nhiều khó khăn hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Ứng dụng các công nghệ hiện đại để cải thiện chất lượng và gia tăng giá trị nông sản, đi kèm với thúc đẩy việc áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn và quảng bá cho việc tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng đó sẽ giúp nông sản Việt Nam có một vị thế cao hơn trên thị trường thế giới và cả ở thị trường trong nước. Việc sản xuất theo những phương thức và công nghệ hiện đại với những tiêu chuẩn rõ ràng và minh bạch cũng sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam giảm thiểu rủi ro trước những sự biến động của thị trường và sự thay đổi của thời tiết và khí hậu.

Tồn tại và thách thức đối với quản lý nợ công Việt Nam

Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Tấn Bình & Lưu Đức Thịnh
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (1.3M)

Tóm tắt

Nợ công và vấn đề quản lý nợ công là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi mà nhu cầu phát triển đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Phân tích thực tế cho thấy, vẫn đề quản lý nợ công Việt Nam còn đang vướng phải rất nhiều trở ngại đến từ cả phía chủ quan lẫn khách quan. Việc phân tích tình hình nợ công cũng như công tác quản lý nợ công Việt Nam nhằm nhận diện những tồn tại, thách thức không chỉ có ý nghĩa về mặt hạn chế rủi ro, tránh lặp lại những sai làm từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới mà còn là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược sử dụng nợ công sao cho hiệu quả nhất, đáp ứng và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia.

Các quy định về định giá chuyển giao tại Việt nam - Chuyển giá

Phan Hiển Minh, Trần Xuân Kiêm & Phan Trần Trung Quang
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (527.9K)

Tóm tắt

Khi một doanh nghiệp nước ngoài hay một công ty đa quốc gia đã quyết định đầu tư kinh doanh vào một quốc gia khác, họ đã tìm hiểu rất kỹ các thông tin về thị trường mới như: tiềm năng, các chính sách xã hội, kinh tế, đầu tư, kể cả chính sách về thuế để xác định chiến lược kinh doanh cũng như ước tính lợi nhuận trong tương lai phù hợp với các quy định pháp quy của chính nước sở tại cũng như tại quốc gia của thị trường mới. Nhằm tránh và giảm thiểu các trở ngại về việc đánh thuế trùng đối với các giao dịch của trụ sở chính (tại nước sở tại) và văn phòng mới (tại quốc gia của thị trường mới), công ty cần tuân thủ và áp dụng các quy định về Định giá chuyển giao đối với các giao dịch này. Các khái niệm về Định giá chuyển giao, chống chuyển giá, công ty liên kết, doanh nghiệp liên kết... đã được ban hành trong các văn bản pháp quy về thuế tại Việt Nam từ năm 1997. Hướng dẫn về Định giá chuyển giao của OECD chi áp dụng cho các doanh nghiệp có giao dịch xuyên quốc gia; trong khi, các Thông tư 117/2005 và Thông tư 66/2010 được áp dụng cho các doanh nghiệp có giao dịch liên kết xuyên quốc gia và cả giao dịch liên kết trong nước. Hơn nữa, định nghĩa về doanh nghiệp liên kết (DNLK) của Việt Nam rộng hơn so đối với thông lệ quốc tế.

Lý luận văn học Mác xít trong bối cảnh toàn cầu hoá tri thức

Trần Đình Sử
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (7M)

Tóm tắt

Lý luận văn học Mác xít là kết quả vận dụng các nguyên lý triết học, xã hội học Mác xít mà dựng nên được coi là lý luận tiên tiến bất di dịch trong một thời gian dài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa tri thức hôm nay, chúng tôi phát hiện ra lý luận ấy có bảy hạn chế lớn, đồng thời cho thấy các nhà lý luận Mác xít phương Tây đã có nhiều tìm tòi mới mẻ. Đồng thời các trào lưu lý luận văn học phương Tây như chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học, tu từ học, phân tâm học, ký hiệu học, mỹ học tiếp nhận, giải thích học, hậu cấu trúc, chủ nghĩa tân lịch sử, lý thuyết hậu hiện đại... nêu ra hàng loạt vấn đề mới mẻ và thú vị. Bối cảnh đó cho thấy lý luận văn học Mác xít chỉ là một nhánh của lý luận, chứ không phải toàn bộ lý luận văn học. Muốn tiến bộ, chúng ta cần học tập tiếp nhận toàn bộ lý luận thế giới với tinh thần rộng mở, biết chọn lọc để vươn lên trình độ tiên tiến của thời đại.

Type truyện phân chia hoa lợi trong kiểu truyện con vật tinh ranh

Đặng Quốc Minh Dương
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (705.9K)

Tóm tắt

Type truyện phân chia hoa lợi kể về sự hợp tác sản xuất giữa nhân vật tinh ranh và đối thủ, trong đó nhân vật tinh ranh khôn khéo lựa chọn giống cây trồng và những gợi ý ma mãnh để đối thủ lựa chọn phần không có lợi. Type này có hai dạng: dạng chỉ có type phân chia hoa lợi và dạng chắp nối thêm phần đầu hoặc phần cuối. Qua việc phân chia hoa lợi chúng ta thấy được sự đối lập giữa nhân vật tinh ranh và nhân vật đối thủ: một kẻ thông minh, tinh quái với một kẻ tham lam, ngu ngốc.

Tiểu thuyết hiện đại Đức ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 trên bình diện dịch thuật

Huỳnh Thị Mai Trinh
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (1.2M)

Tóm tắt

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, văn học Đức được biết đến rộng rãi ở miền Nam Việt Nam. Tác phẩm của những tác gia nổi tiếng như Thomas Mann, Hermann Hesse, Heinrich Boll, Erich Maria Remarque... được dịch và xuất bản ở miền đất sôi động này. Giai đoạn 1954-1975 có thể nói văn học Đức thực sự nở rộ trên bình diện dịch thuật ở văn đàn Nam Việt Nam. Bài viết nhằm giới thiệu các nhà văn Đức cùng các sáng tác của họ đã được dịch tại Nam Việt Nam trong giai đoạn này. Trong đó, chúng tôi khảo sát các bài nghiên cứu liên quan đến việc dịch và đọc văn học Đức, đồng thời đưa ra những đánh giá về tình hình dịch văn học Đức ở Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975.

Tìm hiểu ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật trong truyện

Nguyễn Thế Truyền
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (1.5M)

Tóm tắt

Bài viết muốn làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến khái niệm ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật trong truyện. Sau khi điểm lại nguồn gốc, tên gọi thuật ngữ đối thoại nội tâm, các quan niệm khác nhau về khái niệm đối thoại nội tâm của Nguyễn Thái Hoà, Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Katie Wales, M. Bakhtin, bài viết giới thiệu vị trí, các dạng biểu hiện và vai trò của đối thoại nội tâm trong ngôn ngữ truyện. Đối thoại nội tâm trong bài viết này được xem xét với tư cách ngôn ngữ nhân vật và được khảo sát từ góc độ ngữ văn học.

Thơ Thái Thuận - Chút niềm trăn trở giữa tấm lòng người làm quan và tâm hồn thi sĩ

Võ Lưu Thị Lan Uyen
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (883.4K)

Tóm tắt

Nói đến thơ ca nửa sau thế kỷ XV ở nước ta không thể không nhắc đến tập thơ Lã Đường di cảo của thi nhân - tiến sĩ Thái Thuận. Người đời sau thường nhắc đến thơ ông với cái tình nồng hậu chân thật, với tinh thần lạc quan yêu đời. Thế nhưng thơ Thái Thuận còn chất chứa những suy tư trăn trở của chính ông về trách nhiệm của một vị quan và tiết tháo của nho sĩ Thơ Thái Thuận luôn có sự dùng dằng giữa ý muốn đem tài năng giúp dân giúp nước và tư tưởng vượt thoát khỏi vòng xoáy danh lợi để trở về với cuộc sống thanh nhàn. Niềm ưu tư ấy xuất phát từ tấm lòng ưu thời mẫn thế và nhân cách cao đẹp của một nhà nho có tấm lòng.

Về một lớp các đại số lie thực giải được mà các k-quỹ đạo hoặc 0-chiều hoặc 4-chiều

Lê Anh Vũ, Dương Quang Hòa & Nguyễn Anh Tuấn
Bản điện tử: 15 Th03 2014
Tóm tắt | PDF (576.2K)

Tóm tắt

Trong bài báo này, tiếp cận cách phân loại các MD-đại số theo số chiều cực đại của quỹ đạo trong biểu diễn đối phụ hợp được Arnal-Cahen-Ludwig sử dụng lần đầu trong [1], chúng tôi giới thiệu một lớp con các MD-đại số mà quỹ đạo chiều cực đại trong biểu diễn đối phụ hợp là 4.