Các quy định về định giá chuyển giao tại Việt nam - Chuyển giá
* Correspondence: Phan Hiển Minh (email: 426_phanhienminh@gmail.com)
Main Article Content
Tóm tắt
Khi một doanh nghiệp nước ngoài hay một công ty đa quốc gia đã quyết định đầu tư kinh doanh vào một quốc gia khác, họ đã tìm hiểu rất kỹ các thông tin về thị trường mới như: tiềm năng, các chính sách xã hội, kinh tế, đầu tư, kể cả chính sách về thuế để xác định chiến lược kinh doanh cũng như ước tính lợi nhuận trong tương lai phù hợp với các quy định pháp quy của chính nước sở tại cũng như tại quốc gia của thị trường mới. Nhằm tránh và giảm thiểu các trở ngại về việc đánh thuế trùng đối với các giao dịch của trụ sở chính (tại nước sở tại) và văn phòng mới (tại quốc gia của thị trường mới), công ty cần tuân thủ và áp dụng các quy định về Định giá chuyển giao đối với các giao dịch này. Các khái niệm về Định giá chuyển giao, chống chuyển giá, công ty liên kết, doanh nghiệp liên kết... đã được ban hành trong các văn bản pháp quy về thuế tại Việt Nam từ năm 1997. Hướng dẫn về Định giá chuyển giao của OECD chi áp dụng cho các doanh nghiệp có giao dịch xuyên quốc gia; trong khi, các Thông tư 117/2005 và Thông tư 66/2010 được áp dụng cho các doanh nghiệp có giao dịch liên kết xuyên quốc gia và cả giao dịch liên kết trong nước. Hơn nữa, định nghĩa về doanh nghiệp liên kết (DNLK) của Việt Nam rộng hơn so đối với thông lệ quốc tế.
Article Details
Tài liệu tham khảo
1. Thông tư 74-TC/TCT ngày 20/10/1997,
2. Thông tư 89/1999/TT-BTC ngày 16/07/1999;
3. Thông 13/2001/TT-BTC ngày 08/03/2001
4. Thông tư 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005;
5. Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010;
6. Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013;
7. OECD Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administrations, OECD, July 2010;
8. United Nations Practical Manual on Transfer Pricing for Developing Countries, UN, 2013.