Ngày xuất bản: 2022-03-28

Phương thức cải biên cốt truyện từ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc sang sân khấu cải lương Việt Nam

Đặng Ngọc Ngận
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7525
Tóm tắt | PDF (3.7M)

Tóm tắt

Bài viết nhằm tìm hiểu phương thức cải biên cốt truyện từ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc sang sân khấu cải lương Việt Nam, cụ thể như: thay đổi tình tiết để thay đổi cốt truyện, làm mờ cốt truyện mang tính chất chính trị, tái cấu trúc tác phẩm để tạo nên cốt truyện mới,… Từ đó, cho thấy vai trò quan trọng của việc sáng tạo cốt truyện trong các tác phẩm sân khấu cải lương cải biên từ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Đồng thời, góp phần đem đến cho độc giả một kiến giải mới về vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc tại Việt Nam dưới góc độ cải biên học cũng như khẳng định những sáng tạo độc đáo của dân tộc ta trong tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau

Bùi Nhất Vương & Nguyễn Thị Thanh Huyền
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7338
Tóm tắt | PDF (2.4M)

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái. Dữ liệu khảo soát đã thu thập từ 257 du khách đến thăm quan tại tỉnh Cà Mau đã được phân tích để cung cấp bằng chứng. Kết quả từ phân tích hồi quy bội bởi sử dụng phần mềm SPSS đã cho thấy rằng dịch vụ ăn uống, mua sắm, và giải trí, giá cả cảm nhận, phong cảnh du lịch, an ninh trật tự và an toàn, phương tiện vận chuyển đã có liên kết tích cực với sự hài lòng của du khách nội địa. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có những du khách nữ có khuynh hướng hài lòng cao hơn những du khách nam. Những phát hiện chính của nghiên cứu này cung cấp các hàm ý thực tiễn cho công ty lữ hành và các nhà quản lý du lịch để mà duy trì và nâng cao sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau.

Tối ưu hóa chế độ sấy sản phẩm jerky làm từ thịt cá sấu

Bùi Văn Miên & Lê Trung Thiên
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7520
Tóm tắt | PDF (20.9M)

Tóm tắt

Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM. Với quy trình công nghệ chế biến đã được nhóm nghiên cứu xây dựng, sản phẩm jerky cá sấu có độ ẩm phù hợp ở 18%, các giá trị màu được đánh giá tốt, hoạt độ nước và lực cắt sản phẩm đạt thấp nhất đảm bảo cho giá trị cảm quan theo chất lượng đã được xác định. Tuy nhiên, để sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng (Response Surface Methodology)- Box-Behnken (BBD) với 3 yếu tố khảo sát là nhiệt độ, độ dày lớp vật liệu, tốc độ gió (khoảng giá trị thích hợp của các yếu tố đã được xác định ở thí nghiệm thăm dò). Kết quả cho chế độ sấy tối ưu đối với máy sấy khay cho jerky cá sấu là 6000C, độ dày vật liệu 2,5 mm, tốc độ gió 1m/s trong 4 giờ 30 phút. Sản phẩm jerky cá sấu có màu sắc nâu vàng, bề mặt sản phẩm láng mịn, cấu trúc đồng nhất. Sản phẩm sau khi chế biến theo quy trình với các thông số tối ưu được đóng gói chân không và theo dõi quá trình bảo quản. Sau 4 tháng sản phẩm có chỉ số peroxit là 0,75 ± 0,03 meq/kg, sản phẩm vẫn giữ được mùi đặc trưng, chất lượng vi sinh của sản phẩm hiệm đều thỏa mãn theo quy định của TCVN 7049 – 2002.

Nghiên cứu tách sáp trong cám trước khi trích ly dầu trong quy trình sản xuất dầu cám gạo trung hòa

Lâm Đức Cường
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7308
Tóm tắt | PDF (4.2M)

Tóm tắt

Trong cám gạo, chất béo chiếm khoảng 15%, chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học, điển hình là Oryzanol. Dầu cám được thu nhận bằng quá trình trích ly và tinh chế hóa học. Tuy nhiên, do hàm lượng sáp trong cám khá cao, chiếm khoảng 30% theo khối lượng. Do đó, quá trình xử lý hóa học tinh luyện dầu cám thường sử dụng nhiều hóa chất, trong thời gian dài và ở nhiệt độ cao. Kết quả làm hao hụt hàm lượng Oryzanol, do đó dầu cám thương phẩm có hàm lượng Oryzanol chỉ khoảng 5000 ppm. Nghiên cứu thực hiện quá trình trích ly dầu cám trong đó sáp được xử lý trước khi trích ly dầu. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá việc trích ly sáp trước khi trích ly dầu trong cám có tác dụng tăng hàm lượng Oryzanol trong dầu đồng thời giảm việc sử dụng hóa chất trong quá trình tinh luyện dầu cám. Kết quả nghiên cứu thu nhận dầu cám trung hòa với chỉ số: Iod 92,6g Iod/100g, Peroxit 22,9 meq/kg, hàm lượng axít béo tự do 24,4%, hàm lượng Oryzanol đạt 12763 ppm, và không hình thành trans fat.

Già hoá dân số và xu hướng già hoá dân số ở Việt Nam

Nguyễn Thị Minh Hoà & Hà Tuấn Anh
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7536
Tóm tắt | PDF (3.8M)

Tóm tắt

Già hóa dân số là hiện tượng toàn cầu, diễn ra ở cả nước phát triển và đang phát triển nhưng với tốc độ khác nhau, và là một trong những hiện tượng biến đổi xã hội quan trọng nhất của thế kỷ 21. Già hóa dân số đang trở thành một trong những chủ đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Sử dụng dữ liệu thứ cấp của các cơ quan, tổ chức Quốc tế và Việt Nam, bài viết tập trung phân tích, làm rõ xu hướng già hóa trên thế giới và ở Việt Nam thông qua biến động mức sinh, tuổi thọ, chỉ số già hóa, tuổi trung vị và tỷ số hỗ trợ tiềm năng. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số đặc điểm của dân số già ở Việt Nam như: tốc độ già hóa nhanh, khác biệt theo vùng miền, già hóa ở nông thôn cao và nghiêng về nữ giới, tỷ lệ người cao tuổi vẫn tiếp tục làm việc khá cao và số năm sống khỏe mạnh vẫn còn thấp, … làm nảy sinh một số vấn đề về kinh tế-xã hội, từ đó đề xuất các định hướng ứng phó với vấn đề già hóa.

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật (TE) trong sản xuất táo ta quy mô nông hộ tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, niên vụ 2019-2020

Nguyễn Thị Trà, Đặng Tường Anh Thư, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Trung Hậu & Trần Hoài Nam
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7512
Tóm tắt | PDF (2.2M)

Tóm tắt

Táo ta là loại cây trồng đang được phát triển mạnh trong những năm gần đây tại tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, hiệu quả kỹ thuật của sản xuất táo vẫn còn là một câu hỏi cho các nhà sản xuất cũng như các nhà hoạch định tại địa phương. Trong nghiên cứu này, phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (OLS) và ước lượng cực đại (MLE) được sử dụng để ước lượng hàm sản xuất cho các hộ trồng táo. Mục đích của nghiên cứu này là đo lường hiệu quả kỹ thuật (TE) trong sản xuất táo của các nông hộ và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới năng suất táo. Số liệu được thu thập từ 240 hộ trồng táo ta trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt được của nhóm hộ điều tra là 67,74% và các biến đầu vào đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Cụ thể biến phân hữu cơ, phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và công lao động ảnh hưởng đến năng suất táo ta với hệ số tác động lần lượt là 0,041***; 0,021***; 0,045*** và 0,023**. Các biến trình độ học vấn, tuổi, lao động, quy mô, khuyến nông và hình thức canh tác có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng táo ta. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố trình độ học vấn, tuổi, khuyến nông, hình thức canh tác có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng táo. Điều này cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ còn có thể tăng thêm nếu nông hộ áp dụng đúng và đủ kỹ thuật canh tác

Biểu tượng trong thơ Đinh Thị Thu Vân

Hoàng Sĩ Nguyên & Phan Hoàng Vân
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7528
Tóm tắt | PDF (4.4M)

Tóm tắt

Biểu tượng nghệ thuật là một cách để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của thế giới xung quanh. Trong thơ Đinh Thị Thu Vân, cảm thức biểu tượng được biểu hiện qua thế giới của “Đêm”, “Nước”, “Đất” (và những biến thể của nó). Bài viết trình bày: Biểu tượng Đất, Nước, Đêm và các biến thể của nó trong thơ Đinh Thị Thu Vân - đây chính là một điểm sáng thẩm mỹ, thể hiện ý đồ sáng tạo độc đáo của tác giả.

Chức năng giáo dục trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của Hoàng Văn Bổn

Lê Thúy An
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7335
Tóm tắt | PDF (3.5M)

Tóm tắt

Thành danh với mảng sáng tác cho thiếu nhi, truyện của Hoàng Văn Bổn để lại trong lòng người đọc những bài học giáo dục đầy tính nhân văn. Chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi giữ vai trò then chốt trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Những trang viết giàu lòng nhân ái của nhà văn Hoàng Văn Bổn đã mang đến cho các em thiếu nhi những thông điệp giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp

Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết “Năm lá quốc thư” của Hồ Anh Thái

Bùi Quang Khải
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7508
Tóm tắt | PDF (3.2M)

Tóm tắt

Cuốn tiểu thuyết “Năm lá quốc thư” là tâm huyết của nhà văn Hồ Anh Thái trong hơn ba mươi năm làm công tác ngoại giao. Với sự trải nghiệm quý báu của mình. Hồ Anh Thái đã giúp người đọc thật sự được nếm trải những không gian văn hóa đặc trưng từ Đông Á đến Tây Á, Châu Âu và các nước trên thế giới. Xuyên suốt hành trình “Năm lá quốc thư” người đọc được thực nghiệm sự va chạm mạnh mẽ của những hình thái văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa như: văn hóa ngoại giao, tâm linh, tôn giáo, ẩm thực, … Qua đó, thấy được sợi dây liên kết giữa các vỉa tầng văn hóa trong đa dạng sắc thái làm lên giá trị tiểu thuyết “Năm lá quốc thư” của Hồ Anh Thái.

Thi phái tượng trưng Pháp – những nẻo đường sáng tạo

Hồ Văn Quốc
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7530
Tóm tắt | PDF (4.2M)

Tóm tắt

Thi phái tượng trưng phát sinh ở Pháp, gắn với những tên tuổi tiêu biểu như Baudelaire, Verlaine, Rimbaud, Mallarmé, Valéry, Apollinaire, ... Thi phái tượng trưng bằng cả lý luận lẫn thực tiễn sáng tác đã mở ra thời kỳ hiện đại cho thi ca nhân loại. Tuy nhiên, để có được thành công đó, thi phái tượng trưng phải trải qua những nẻo đường sáng tạo đầy cam go, thử thách. Ngay khi mới chào đời, nó đã chịu không ít búa rìu dư luận; song vượt qua tất cả, thi phái tượng trưng vẫn kiên định với quan niệm nghệ thuật của mình, tạo ra một lối thơ vô cùng độc đáo, và làm thay đổi hệ hình tư duy thơ. Thi phái tượng trưng không chỉ đổi mới cách thức khám phá, thụ hưởng và biểu đạt thế giới, lòng người bằng sự tương hợp giác quan, thấu thị; mà còn đưa thơ trở về bản nguyên của nó khi đồng nhất thơ với nhạc, ngôn ngữ, biểu tượng, khiến cho “nàng thơ” tượng trưng mang một dáng vẻ tân kỳ, lạ hóa.

Một biểu hiện thay đổi thẩm mỹ của chủ nghĩa hiện thực Pháp cuối thế kỷ XIX

Hà Thị Thu Phương, Đinh Công Viễn Phương & Hoàng Phan Bá Phương
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7521
Tóm tắt | PDF (5.9M)

Tóm tắt

Nhân vật “anh hùng tư sản” là kiểu nhân vật phổ biến trong văn học hiện thực cổ điển Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Đó là kiểu nhân vật có ý chí, có tham vọng và nghị lực chinh phục xã hội, vươn đến sự thành đạt về tiền tài, danh vọng, học vấn và chống lại chính thân phận hèn kém của mình. Đến văn học hiện thực giai đoạn cuối thế kỷ XIX nói chung, trong sáng tác của Maupassant nói riêng, những nhân vật đầy dục vọng này trở nên thưa thớt, thậm chí không còn hiện diện nữa mà được thay thế bằng kiểu nhân vật khác, những nhân vật “tầm thường”. Đó là một trong những thay đổi quan trọng về thẩm mỹ của dòng văn học hiện thực cuối thế kỷ này.

Hình tượng đám đông trong một số tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa

Nguyễn Thị Tuyết & Chế Thị Ngọc Hân
Bản điện tử: 29 Th11 2021 | DOI: 10.58810/vhujs.7.5.2021.7509
Tóm tắt | PDF (4.6M)

Tóm tắt

Diêm Liên Khoa là một trong những tác gia đương đại quan trọng trên văn đàn Trung Quốc. Ông được xem là một nhà văn đầy lương tâm, một ngòi bút đầy trách nhiệm khi đối mặt với những mặt trái của xã hội, mặt tối của lòng người. Hình tượng đám đông là một cách phản ảnh tâm lý, tính cách, kiểu tư duy và đặc điểm lịch sử, văn hóa của một cộng đồng trong thời kỳ lịch sử nhất định. Sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, bước đầu nghiên cứu giới thiệu khái quát về số lượng, thành phần, và tần suất xuất hiện của hình tượng đám đông; trên cơ sở đó, bài viết vừa phân tích tính chất “bầy đàn” mê muội của đám đông như là hiện thân của cái xấu, cái ác, cái hủ tục trong xã hội Trung Quốc hiện đại, vừa làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa mang đậm màu sắc thần thực chủ nghĩa.