Lâm Đức Cường *

* Correspondence: Lâm Đức Cường (email: cuongld@vhu.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Trong cám gạo, chất béo chiếm khoảng 15%, chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học, điển hình là Oryzanol. Dầu cám được thu nhận bằng quá trình trích ly và tinh chế hóa học. Tuy nhiên, do hàm lượng sáp trong cám khá cao, chiếm khoảng 30% theo khối lượng. Do đó, quá trình xử lý hóa học tinh luyện dầu cám thường sử dụng nhiều hóa chất, trong thời gian dài và ở nhiệt độ cao. Kết quả làm hao hụt hàm lượng Oryzanol, do đó dầu cám thương phẩm có hàm lượng Oryzanol chỉ khoảng 5000 ppm. Nghiên cứu thực hiện quá trình trích ly dầu cám trong đó sáp được xử lý trước khi trích ly dầu. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá việc trích ly sáp trước khi trích ly dầu trong cám có tác dụng tăng hàm lượng Oryzanol trong dầu đồng thời giảm việc sử dụng hóa chất trong quá trình tinh luyện dầu cám. Kết quả nghiên cứu thu nhận dầu cám trung hòa với chỉ số: Iod 92,6g Iod/100g, Peroxit 22,9 meq/kg, hàm lượng axít béo tự do 24,4%, hàm lượng Oryzanol đạt 12763 ppm, và không hình thành trans fat.
Từ khóa: Cám gạo, dầu cám gạo, Oryzanol, trích lý dầu cám gạo, trans fat

Article Details

Tài liệu tham khảo

De, B.K., and Bhattacharyya, D.K. (1998). Physical Refining of Rice Bran Oil in Relation to Degumming and Dewaxing. Journal of the American Oil Chemists' Society, 75(11), 1683-1686. DOI: 10.1007/s11746-998-0112-x.

De, B. K., and Patel, J. D. (2011). Refining Of Rice Bran Oil By Neutralization With Calcium Hydroxide. European Journal of Lipid Science and Technology, 113(9), 1161-1167. DOI: 10.1002/ejlt.201000343.

Hanmoungjai, P., Pyle, D. L., and Niranjan, K. (2001). Enzymatic Process for Extracting Oil and Protein from Rice Bran. Journal of the American Oil Chemists' Society, 78(8), 817-821. DOI: 10.1007/s11746-001-0348-2

Jahani, M., Alizadeh, M. B., Pirozifard, M., and Qudsevali, A. (2008). Optimization Of Enzymatic Degumming Process For Rice Bran Oil Using Response Surface Methodology. LWT – Food Science and Technology, 41(10), 1892-1898. DOI: 10.1016/j.lwt.2007.12.007

Krishna, A.G., Khatoon, S., Shiela, P.M., Sarmandal, C.V., Indira, T.N., and Mishra, A. (2001). Effect of Refining of Crude Rice Bran Oil on the Retention of Oryzanol in the Refined Oil. Journal of the American Oil Chemists' Society, 78(2), 127-131. DOI: 10.1007/s11746-001-0232-0

Manjula, S., Jose, A., Divakar, S., and Subramanian, R. (2011). Degumming rice bran oil using phospholipase – A1. European Journal of Lipid Science and Technology, 113(5), 658-664. DOI:10.1002/ejlt.201000376

Mishra, A., Gopalakrishna, A.G., and Prabhakar, J.V. (1988). Factors Affecting Refining Losses in Rice (Oryza sativa L.) Bran Oil. Journal of the American Oil Chemists' Society, 65(10), 1605-1609. DOI:10.1007/BF02912563

Shahidi, F. (Ed.) (2005). Bailey’s Industrial Oil and Fat Products. USA & Canada: Wiley – Interscience.

Sheelu, G., Kavitha, G., and Fadnavis, N.W. (2008). Efficient Immobilization of Lecitase in Gelatin Hydrogel and Degumming of Rice Bran Oil Using a Spinning Basket Reactor. Journal of the American Oil Chemists' Society, 85(8), 739-748. DOI: 10.1007/s11746-008-1261-7

Van Hoed, V., Depaemelaere, G., Vila Ayala, J., Santiwattana, P., Verhé, R., and De Greyt, W. (2006). Influence of Chemical Refining on the Major and Minor Components of Rice Bran Oil. Journal of the American Oil Chemists' Society, 83(4), 315-321. DOI:10.1007/s11746-006-1206-y

Van Hoed, V., Vila Ayala, J., Czarnowska, M., De Greyt, W., and Verhé, R. (2010). Optimization of Physical Refining to Produce Rice Bran Oil with Light Color and High Oryzanol Content. Journal of the American Oil Chemists' Society, 87(10), 1227-1234. DOI: 10.1007/s11746-010-1606-x

Zullaikah, S., Melwita, E., and Ju, Y. H. (2009). Isolation of Oryzanol from crude rice bran oil. Bioresource Technology, 100(1), 299-302. DOI:10.1016/j.biortech.2008.06.008