Hồ Văn Quốc *

* Correspondence: Hồ Văn Quốc (email: quochv@vhu.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Thi phái tượng trưng phát sinh ở Pháp, gắn với những tên tuổi tiêu biểu như Baudelaire, Verlaine, Rimbaud, Mallarmé, Valéry, Apollinaire, ... Thi phái tượng trưng bằng cả lý luận lẫn thực tiễn sáng tác đã mở ra thời kỳ hiện đại cho thi ca nhân loại. Tuy nhiên, để có được thành công đó, thi phái tượng trưng phải trải qua những nẻo đường sáng tạo đầy cam go, thử thách. Ngay khi mới chào đời, nó đã chịu không ít búa rìu dư luận; song vượt qua tất cả, thi phái tượng trưng vẫn kiên định với quan niệm nghệ thuật của mình, tạo ra một lối thơ vô cùng độc đáo, và làm thay đổi hệ hình tư duy thơ. Thi phái tượng trưng không chỉ đổi mới cách thức khám phá, thụ hưởng và biểu đạt thế giới, lòng người bằng sự tương hợp giác quan, thấu thị; mà còn đưa thơ trở về bản nguyên của nó khi đồng nhất thơ với nhạc, ngôn ngữ, biểu tượng, khiến cho “nàng thơ” tượng trưng mang một dáng vẻ tân kỳ, lạ hóa.
Từ khóa: Thi phái tượng trưng, nẻo đường sáng tạo, quan niệm nghệ thuật thơ tượng trưng, thơ ca hiện đại

Article Details

Tài liệu tham khảo

Albérès, R.M (1959). Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu châu thế kỷ XX (1900 - 1959). Vũ Đình Lưu dịch (2017). Hà Nội, Nxb Văn học.

Đông Hoài (tuyển dịch và giới thiệu) (1992). Thơ Pháp nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hà Nội, Nxb Văn học.

Nguyễn Hữu Hiệu (2002). Con đường sáng tạo. Tp Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ.

Paz, O. (-). Thơ văn và tiểu luận. Nguyễn Trung Đức (chọn và dịch) (1998). Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng

Phạm Văn Sĩ (1986). Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây. Hà Nội, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp.

Phùng Văn Tửu, Lê Hồng Sâm (chủ biên) (2005). Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX, tập 2. Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2002). Lý luận văn học. Hà Nội, Nxb Giáo dục.