Ngày xuất bản: 2016-06-15
Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Về văn hóa ẩm thực của người Mạ ở Lâm Đồng
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (550.7K)
Tóm tắt
Người Mạ là một dân tộc bản địa cư trú tập trung ở tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu văn hóa ẩm thực của người Mạ nhằm góp phần tìm hiểu về lĩnh vực văn hóa tộc người, về địa phương Lâm Đồng và về vùng văn hóa Tây Nguyên, Bài viết tìm hiểu những biểu hiện của văn hóa ẩm thực trong truyện kể dân gian, trong văn vần dân gian Mạ như nguồn gốc thức ăn, thức uống; về cái ăn, cái đói và giấc mơ no đủ, về motif ăn năm uống tháng và lễ ăn trâu. Bên cạnh đó, bài viết cũng giới thiệu vài nét về văn hóa ẩm thực Mạ ngày nay và những sự đổi thay của nó.
Giải pháp tăng cường thu hút khách cho điểm đến du lịch khu Ramsar Tràm Chim( Tam Nông, Đồng Tháp)
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (909.4K)
Tóm tắt
Đến nay, trên lãnh thổ Việt Nam đã có 8 khu Ramsar được tổ chức công ước Ramsar quốc tế (UNESCO) công nhận là khu Ramsar của thế giới, trong đó có khu Ramsar Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp. Sự công nhận này sẽ làm tăng vị thế của một vườn quốc gia và sức cuốn hút du khách của một điểm đến du lịch, nếu có những giải pháp hợp lý. Bài viết sẽ trình bày khái quát về tình hình phát triển du lịch và đề xất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút du khách cho điểm đến du lịch khu Ramsar Tràm Chim trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015- 2020
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (965.6K)
Tóm tắt
Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác xúc ticeens du lịch do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Ninh Thuận thực hiện trong giai đoạn 2009- 2014 từ việc khai thác nguồn thông tin sơ cấp, thứ cấp tại Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, dánh giá chung về công tác xúc tiến du lịch của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua, và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch, Ninh Thuận.
Chức năng tâm linh và giá trị của then hắt khoăn của người Tày Lạng Sơn
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (5.5M)
Tóm tắt
Dựa trên những tư liệu sưu tầm trong nghiên cứu thực địa về nghi lễ Then hắt khoăn của người Tày Lạng Sơn, người viết có những suy nghĩ bước đầu về loại hình này như sau: - Giới thiệu một số khái niệm công cụ và định nghĩa liên quan và các đặc điểm của Then Hắt Khoăn. - Chức năng lễ nghi tâm linh của Then hắt khoăn- một hình thức shaman giáo của dân tộc Tày ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp của Lạng Sơn) - Trong nghi lễ Tehn hắt khoăn chứa đựng nhiều tín ngưỡng truyền thống như: thành hoàng, thần tự nhiên, tổ tiên và bậc tiền tối của tộc người... Trong đó nổi bật nhất là "Mẻ Shinh, Mẻ Bióoc" (Mẹ Sinh, Mẹ Hoa) - Then hắt khoăn là cầu nối giữa cõi tục với cõi thiêng, hiện thực với ước mơ.
Tâm lý học
Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên ngành ngôn ngữ văn hóa nước ngoài trường Đại học Văn Hiến
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (601.5K)
Tóm tắt
Hứng thú trong học tập rất quan trọng, cần thiết và là điều điện để năng cao hiệu quả của môn học. Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng dến hứng thú học tập của sinh viên đẻ tạo được hứng thú học tập cho họ trong quá tình giảng dạy là nhiệm vụ của giảng viên. Kết quả nghiên cứu khẳng địch yếu tố" giảng viên vui vẻ, giảng dạy nhiệt tình" ảnh hưởng nhiều nhất đến hứng thú học tập của họ.
Tìm hiểu sự thích ứng xã hội của học sinh tiểu học trong nhà trường tại Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (1.1M)
Tóm tắt
Học sinh tiểu học hiện nay còn hạn chế về sự thích ứng xã hội cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng hòa nhập với môi trường lớp học để thành công học đường. Sự thích ứng này có quan hệ với nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố: kết quả học tập, sự phát triển trí tuệ, giới tính, hoàn cảnh gia đình, độ tuổi của các em và có liên quan tới các tác động tâm lý- sư phạm của giáo viên trong quá trình dạy học. Nếu giáo viên có các biện pháp tác động thích hợp sẽ nâng cao sự thích ứng kxi năng xã hội, giúp cho học sinh phá triển toàn diện và thành công hơn trong học đường.
Xã hội học
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (819.5K)
Tóm tắt
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà Nước là kết quả của sự thấm nhuần sâu sắc những học thuyết về nhà nước dân chủ, đặc biệt là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin và vận dụng sáng tạo những tư tưởng đó vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam để thiết kế, xây dựng một nhà nước kiểu mới thực sự của danam do dân, vì dân. Chính vì vậy tư tưởng về Nhà nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị về lý luận và thực tiễn to lớn, đã và đang được Đảng ta quán triệt để xây đựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Văn học
Bối cảnh xã hội- văn hóa và hoạt động nghiên cứu phê bình, sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975*
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Bài viết trình bày bối cảnh xã hội- văn hóa và hoạt động nghiên cứu phê bình, sáng tác ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Trong bối cảnh văn hóa, bài viết đề cập đến sự du nhập của các lý thuyết triết học, văn học phương Tây và ảnh hưởng cả văn hóa Mỹ. Bài viết cũng giới thiệu về lực lượng, các khuynh hướng nghiên cứu, phê bình và các khuynh hướng sác tác ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
Trò chơi trong diễn ngôn lý thuyết văn học hiện đại
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (1.2M)
Tóm tắt
Bài viết này khảo sát sự vận động của nội hàm khái niệm trò chơi trong các diễn ngôn lý thuyết văn học hiện đại. Qua đó, có thể thấy trò chơi từ chối một định nghĩa có thể bao gộp, nhất thể hóa mọi biểu hiện của nó, quy giản nó về một vài đặc tính đếm được. Chơi được hình dung như một thứ cơ chế sâu kín trong sự vận hành của văn hóa, trong sự cấu thành và giải cấu trúc các phạm trù tri thức mà từ đó, không gian tinh thần của con người được thiết lập và giải thể. Trò chơi từ chỗ gắn liền với việc phô diễn chủ thể trong các diễn ngôn lý thuyết lãng mạn đã đi đến chỗ gắn liền với việc giải cấu trúc chủ thể trong các diễn ngono lý thuyết hậu hiện đại, xem chủ thể tan hòa vào ngôn ngữ trong khi bản thân ngôn ngữ đã là một hệ thống chơi. Quan niệm về bản chất trò chơi của văn học cũng có sự vận động. Trong hệ hình lý thuyết hiện đại, bản chất trò chơi được xem như gắn liền với khuynh hướng duy mĩ, tự trị của tác phẩm nghệ thuật, đề cao phương diện hình thức. Song sang đến hệ hình lý thuyết hậu hiện đại, ta nhận thấy bản chất trò chơi của văn học không thể tách rời những bình diện chính trị văn hóa, không đứng ngoài cuộc tranh chaastp để giành lấy quyền lực văn hóa. Điều này nằm sâu trong tính văn bản của mỗi tác phẩm văn học. Những ý thức như vậy về trò chơi không những chi phối cách tiếp cận, ơhee bình văn học mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thực tiễn sáng tác văn học.
Đạm Phương nữ sử, nhà văn hóa tiên phong nửa đầu thế kỷ XX
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (1M)
Tóm tắt
Đạm Phương là nữ trí thức yêu nước tiêu biểu trong nửa đầu thế kỷ XX, Trên các tiêu chí được tiếp cận về văn hóa, tuy Đạm Phương nữ sử đã được tôn vinh với nhiều danh hiệu cao quý khác nhau, nhưng sự nghiệp của Đạm Phương bao trùm lên tất cả là sự nghiệp văn hóa, bà là danh nhân văn hóa của đất nước, là nữ danh nahan văn hóa tiêu biểu trong trào lưu canh tân yêu nước vào nửa đầu thế kỷ XX
Kết cấu tự sự tiểu thuyết lịch sử Việt sau năm 1986
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (1.3M)
Tóm tắt
Tiểu luận nhận diện, phân tích những đổi mới trong hệ hình tư duy tự sự của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 từ bình diện kết cấu tự sự. Những thể nghiệm sáng tạo mới mẻ của các tiểu thuyết gia về lối kết cấu đa tầng, phân mảnh, kết cấu đồng hiện và kết cấu liên văn bản... hướng tới phán ánh hiện thực lịch sử và con người trong sự phức hợp, nhiều chiều. Nhìn từ bình diện kết cấu tự sự, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 là một bước phát triển mới của tiểu thuyết lịch sử nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam nói chung. Bước phát triển này không chỉ là ảnh xạ của những vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội, tri thức thời đại trong không gian sáng tạo mới sau 1986, mà còn cả về phương diện cách tân tiểu thuyết để hòa nhập vào nghệ thuật tiểu thuyết của thế giới.
Căn tính/ tính khả kiến xã hội của dịch giả: trường hợp bản dịch Việt ngữ Hãy chăm sóc mẹ
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (836.4K)
Tóm tắt
Bắt đầu từ đầu những năm 2000, các nhà phiên dịch học tiếp tục nghiên cứu dịch giả một cách hoạt bát. "Tính khả kiến của dịch giả (translator's visibility)" là một trong những khái niệm để nghiên cứ dịch giả. Thông thường , nghiên cứu tính khả kiến của dihcj giả được thực hiện theo ba phương diện như tính khả kiến trong văn bản, tính khả kiến trong cận văn bản (paratext) bao gồm văn bản ngoại bi (epitext) và băn bản cận biên ( peritext), và tính khả kiến ngoài văn bản. Trong số đó, bài viết này đã phân tích tính khả kiến của dịch giả "trong văn bản ngoại vi" và "ngoài văn bản" trong trường hợp bản dịch Việt Hãy chăm sóc mẹ theo cách phân loại (1) Thái độ đối với phiên dịch văn học của dịch giả, (2) Mối quan hệ giữa dịch giả với nhà xuất bản và (3) Mối quan hệ giữa dịch giả với độc giả để xem xét tính khả kiến xã hội của dịch giả Hãy chăm sóc mẹ. Khi vị thế của dịch giả được xác lập một cách bền vững ở ngoài văn hản, tức là trong xã hội, kết quả nghiên cứu tính khả kiến xã hội của dịch giả này sẽ được đóng góp cho sự phát triển văn hóa phiên dịch Việt Nam.
Văn học dịch Hàn Quốc ở Việt Nam
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (754.2K)
Tóm tắt
Tuy có mối quan hệ giao lưu từ khá sớm (thế kỷ XIII) nhưng phải đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi Việt Nam- Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao thì các hoạt động trao đổi kinh tế, văn hóa, văn học giữa hai quốc gia mới có nhiều điều kiện để phát triển. Trong bối cảnh đó, chỉ mới hơn hai mươi năm, hoạt động dịch thuật văn học Hàn Quốc ở Việt Nam tính đến tháng 5/ 2016. Từ đó, người viết đưa ra một số nhận định, lý giải cùng nhugnwx đề xuất nằm nâng cao hơn nữa công tác dịch thuật văn hoạc Hàn Quốc ở Việt Nam.
Tính chất phức hợp của chỉnh thể văn bản Chuyện tiền thân đức Phật
Bản điện tử:
15 Th06 2016
Tóm tắt
|
PDF (884.8K)
Tóm tắt
Khác với hàu hết các tuyển tập truyện kể dân gian, Jakata có mô hình của truyện kể trong bối cảnh diễn xướng, Tác phẩm ví đại này được kiến tạo chặt chẽ thông qua việc kết tập, tái cấu trúc vằ chuyển hóa hàng trăm truyện kể trên thế giới. Bài viết này phân tích tính phức hợp của chỉnh thể văn bản Chuyện tiền thân đức Phật về chủ đề đạo đức, hệ thống nhân vật và hình thức lập luận logic. Qua đó cũng thấy được phần nào đặc điểm và vai trò của truyện kể dân gian trong bối cảnh.
Lịch sử văn học như là sự thách thức đối với khoa học văn học (tiếp theo và hết)
Bản điện tử:
15 Th06 2016