Trần Ngọc Hiếu *

* Correspondence: Trần Ngọc Hiếu (email: haingoc79@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Bài viết này khảo sát sự vận động của nội hàm khái niệm trò chơi trong các diễn ngôn lý thuyết văn học hiện đại. Qua đó, có thể thấy trò chơi từ chối một định nghĩa có thể bao gộp, nhất thể hóa mọi biểu hiện của nó, quy giản nó về một vài đặc tính đếm được. Chơi được hình dung như một thứ cơ chế sâu kín trong sự vận hành của văn hóa, trong sự cấu thành và giải cấu trúc các phạm trù tri thức mà từ đó, không gian tinh thần của con người được thiết lập và giải thể. Trò chơi từ chỗ gắn liền với việc phô diễn chủ thể trong các diễn ngôn lý thuyết lãng mạn đã đi đến chỗ gắn liền với việc giải cấu trúc chủ thể trong các diễn ngono lý thuyết hậu hiện đại, xem chủ thể tan hòa vào ngôn ngữ trong khi bản thân ngôn ngữ đã là một hệ thống chơi. Quan niệm về bản chất trò chơi của văn học cũng có sự vận động. Trong hệ hình lý thuyết hiện đại, bản chất trò chơi được xem như gắn liền với khuynh hướng duy mĩ, tự trị của tác phẩm nghệ thuật, đề cao phương diện hình thức. Song sang đến hệ hình lý thuyết hậu hiện đại, ta nhận thấy bản chất trò chơi của văn học không thể tách rời những bình diện chính trị văn hóa, không đứng ngoài cuộc tranh chaastp để giành lấy quyền lực văn hóa. Điều này nằm sâu trong tính văn bản của mỗi tác phẩm văn học. Những ý thức như vậy về trò chơi không những chi phối cách tiếp cận, ơhee bình văn học mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thực tiễn sáng tác văn học.
Từ khóa: Lý thuyết văn học, lý thuyết trò chơi, bản chất trò chơi của văn học, chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại

Article Details

Tài liệu tham khảo

[1]Nicolas Davey. "Gadamer's Aesthetics", Stanford Encyclopedia of Philosophy, http://plato.stanford.edu/entries/gadamer-aesthetics

[2] Jacques Derrida.“Structure, Sign and Play in the Discourse of Human Sciences" Modern Literary Theo-y:A Reader, Patricia Waugh & Phillip Rice chủ biên, Arnold Publisher: London, 2001.

[3] Brian Edwards. Theories ofPlay and Postmodern Fiction, Garland Pub, 1998.

[4] Ju lius Elias.“Art and Play”,http://xtf.lib.virginia.edu/xtf/view docld=DicHist/uvaBook/tei/DicHistl.xml:chunk.id=dv1-17;toc.depth=1;toc.id=dvl-17;brand=default;query=Dictionary%20of%20the%20History%20of%20Ideas#1

[5] Lawrence M.Hinman.“Nietzsche's Philosophy of Play”,Philosophy Today,18:2,(1974:Summer).

[6] Johan Huizinga. Homo Ludens, Press: Boston, Beacon,1955.

[7] Manina Jones.“Textuality” Encyclopedia of Contemporary Literary Theory,

Irena R. Makaryk chu biên,University of Toronto Press,1995.

[8] John Lye, “Lý thuyết văn chương đương đại”, Hải Ngọc dịch, Tạp chí Vǎn học nước ngoài, số 2-2009.

[9] Peter J.Rabinowitz.“Reader-Oriented Theories of Interpretation" trong The Cambridge History of Literary Criticism: From Formalism to Poststructuralism, Cambridge University Press,2008.

[10] Edward Said.“The Problems of Textuality:Two Exemplary Positions", Critical Inquiry, Vol.4, No.4.Summer 1978.

[11] Sarah Salih. Judith Butler, Routledge:London,2002.

[12] Gordon Slethaug. “Game Theory”and “Play/freeplay theories” trong Encyclopedia of ContemporaryLiterary Theory, Irena R. Makaryk chủ biên, University of Toronto Press, 1995.

[13] Mihai Spariosu. Literature, Mimesis and Play, Gunter Narr Verlag Tubingen, 1982.

[14] Mihai Spariosu. Dionysus Reborn: Play and the Aesthetic Dimension in Modern Philosophical andScientific Discourse, Cornell University Press: Ithaca, 1989.

[15] Trần Đình Sử (2002), “Lý thuyết các nền văn hóa của Bakhtin và tư duy tiểu thuyết hiện đại”, Tạp chí Sông Hương.

[16] Trần Đình Sử (chủ biên, 2008), Lý luận văn học (tập II) - Tác phẩm và thể loại văn học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[17] Đỗ Lai Thúy (2000), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa thông tin.

[18] Hoàng Ngọc Tuấn (2002), “Viết, từ hiện đại đến hậu hiện đại” trong Vǎn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực tiễn sáng tác và góc nhìn lý thuyết, Văn nghệ: Hoa Kỳ.

[19] Robert Rawdon Wilson. “Play, Transgression and Carnival: Bakhtin and Derrida on Scriptor Ludens”,Mosaic,19:1,1986:Winter.