Ngày xuất bản: 2013-11-15
Công nghệ thông tin
Nhận diện khuôn mặt và mô hình hóa màu da trong nhận diện khuôn mặt
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (1.4M)
Tóm tắt
Nhận diện khuôn mặt người là một trong những hướng tiếp cận của lĩnh vực xử lý ảnh. Bài toán này tách lớp đối tượng dựa trên các hướng tiếp cận đặc trưng riêng của khuôn mặt như sắc thái, màu da, so khớp mẫu, phân tích không gian con. Bài viết dưới đây trình bày một số vấn đề về xử lý nhận diện khuôn mặt người.
Ứng dụng phương pháp khai phá dữ liệu trong quản lý năng lượng điện
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (1M)
Tóm tắt
Trong bối cảnh cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng điện ở nước ta hiện nay chỉ đáp ứng cho mục đích lưu trữ và thống kê ở mức thông thường thì việc quản lý, thống kê, khai thác dữ liệu tiêu thụ điện một cách hiệu quả hơn là yêu cầu rất cần thiết. Một trong những phương pháp đó là ứng dụng logic mờ vào cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng điện và dùng các phương pháp khai phá dữ liệu để khai thác các thông tin tiềm ẩn bên trong dữ liệu.
Xã hội học
Tổng quan một số vấn đề về nghiện Internet
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Vấn đề nghiện internet đã được nghiên cứu từ những năm 1990, và người nghiên cứu và đưa ra thuật ngữ "nghiện internet" đầu tiên là Kimberly S. Young, năm 1996 ở Mỹ.
Cho đến nay, tình hình nghiện internet ngày càng phát triển. Một số nước ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan được báo cáo là có tỉ lệ nghiện internet cao nhất ở giới trẻ. Vấn đề nghiện internet đang được quan tâm ở nước ta hiện nay.
Qua tổng quan những tài liệu nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, bài báo này đề cập một số vấn đề về nghiện internet như sau:
- Khái niệm về nghiện internet và tiêu chuẩn nhận biết và chẩn đoán nghiện internet theo Kimber S.Young và theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Tâm thần Mỹ DSM-IV (1994); DSM-5 (2013) (Diagnostic and statistical manual of mental disorders, fourth edition (DSM-IV), fifth edition (DSM-5), American Psychiatric Association).
- Giải thích về nguyên nhân nghiện internet và hậu quả của nó.
- Các chiến lược dự phòng và can thiệp nghiện internet.
Giáo dục
Đẩy mạnh xã hội hoá với vấn đề nguồn lực và động lực để phát triển giáo dục Đại học
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (3.5M)
Tóm tắt
Nền giáo dục Việt Nam hiện chưa đáp ứng được sứ mạng của nó đối với sự phát triển của đất nước. Sự trì trệ của cơ chế bao cấp đã dẫn đến tình trạng trường ngoài công lập chỉ được xem như hình thức đa dạng hóa loại hình đào tạo mà chưa trở thành lực lượng nòng cốt thúc đẩy giáo dục phát triển. Đã đến lúc cần phải xem lại một cách đầy đủ hơn và thậm chí phải có những quyết sách làm thay đổi cơ cấu hệ thống trường ngoài công lập trong nền giáo dục nước nhà như một số mô hình của nhiều nước tiên tiễn và cả những nước vốn có điểm xuất phát thua Việt Nam. Một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy nó phát triển chính là bài toán kinh tế. Nó phải được nhìn từ hai phía: vai trò nhà nước và vai trò của các nhà đầu tư. Cần phải thừa nhận sự tồn tại của trường ngoài công lập và tạo điều kiện về mặt pháp lý để dần xóa bỏ cơ chế chủ quản xin cho, khuyến khích các tầng lớp xã hội tham gia. Đấy là con đường phát triển đúng quy luật.
Đại học Văn Hiến cải tổ và phát triển trong xu hướng hội nhập
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (1M)
Tóm tắt
Trong tình hình giáo dục hiện nay, Đại học Văn Hiến (VHU) cùng các trường đại học thuộc hệ thống ngoài công lập đang đứng trước thách thức: một mặt, phải đảm bảo sự tồn tại trong thế cạnh tranh khốc liệt do số lượng trường nhiều và đầu tư còn hạn chế; mặt khác, trường phải tiến hành cải tổ để đáp ứng được nhu cầu phát triển trước xu thế hội nhập vào hệ thống đại học quốc dân và xa hơn ở khu vực và thế giới. Ý thức được điều này, VHU tiến hành cải tổ các phòng, ban, các khoa và xây dựng lại chương trình, đồng thời đề ra mục tiêu chiến lược cũng như một chính sách đủ sức hút người học và mời gọi những người có năng lực về hợp tác. Từ những động thái tích cực này, VHU sẽ bước vào thời kỳ ổn định và phát triển sau một thời gian hoạt động.
Nghiệp vụ sư phạm
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (423.8K)
Tóm tắt
Một nền giáo dục đặc trưng bởi nhiệm vụ xã hội-kinh tế của một giai đoạn lịch sử cụ thể và bởi nghiệp vụ sư phạm để thực thi nhiệm vụ ấy. Có hai nghiệp vụ sư phạm khác nhau về nguyên lý. Thầy giảng giải - Trò ghi nhớ Thầy thiết kế - Trò thi công Trò tự mình làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình, vì lợi ích của chính mình để phát triển thành chính mình, thành một cá nhân duy nhất, có một không hai trên hành tinh này.
Một số vấn đề của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (598.7K)
Tóm tắt
Vấn đề toàn cầu hóa là một đòi hỏi mang tính quy luật trong thời đại hiện nay. Ở Việt Nam, việc chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường đã kéo theo một loạt vấn đề có liên quan; trong đó yêu cầu đổi mới giáo dục đang đặt ra gay gắt cho toàn xã hội, kể cả hệ thống lập pháp và hành pháp. Trước xu thế tất yếu này, giáo dục cần nhận thức sâu sắc về vai trò của mình đối với sự phát triển chung của xã hội. Tất nhiên, để thực hiện mục tiêu trên cần có triết lý giáo dục và tiến hành hội nhập vững chắc, đảm bảo tính kế thừa và phát triển mà không bị hòa tan mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Hội đồng quản trị viện đại học ở các nước trên thế giới
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (2M)
Tóm tắt
Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới là loại viện đại học đa lĩnh vực, trong khi đó phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam là loại trường chuyên ngành hẹp. Vì thế khi các trường đại học chuyên ngành sắp nhập với nhau để tổ chức lại thành viện đại học, bao gồm những lĩnh vực tri thức từ khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, luật, y tế, giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn... thì mô hình quản trị viện đại học tự trị căn được nghiên cứu áp dụng. Hội đồng quản trị viện đại học cũng như mức độ tự trị đại học rất khác nhau giữa các nước Châu Âu lục địa, các nước Anh Mỹ, các nước Châu Á... Số lượng thành viên rất khác nhau và mô hình tổ chức cũng khác nhau. Mô hình quản trị đại học trên thế giới tiếp tục tiến hóa rất đa dạng, tuy nhiên nhìn chung thì mô hình quản trị đại học của một tổ chức không-vì-lợi-nhuận là phù hợp cho cả đại học công lập cũng như đại học tư thục nên càng ngày càng được áp dụng nhiều.
Tuyển sinh ba chung Các trường đại học ngoài công lập: nên hay không nên tổ chức thi?
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (860.5K)
Tóm tắt
Tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) theo phương thức ba chung đã được thực hiện từ năm 2002. Các thí sinh muốn học ở những trường ĐH không tổ chức thi sẽ phải đăng ký “thi nhờ" ở những trường ĐH có tổ chức thi. Các trường ĐH ngoài công lập chiếm tỉ lệ khá lớn trong số các trường không tổ chức thi. Việc tổ chức thi rất tốn kém và đòi hỏi phải có bộ máy tuyển sinh chuyên nghiệp, tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy chế tuyển sinh. Dự kiến sau 2015 phương thức tuyển sinh ba chung sẽ kết thúc để chuyển sang những hình thức tuyển sinh mới phù hợp với đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Các số liệu về thí sinh dự thi và kết quả điểm thi trong vòng 6 năm gần đây, ngoài việc cho thấy các trường cần tiếp tục đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhà trường, còn sẽ góp phần giúp một số trường ĐH định hướng cho việc tổ chức thi hay không tổ chức thi.
Mấy suy nghĩ về vai trò khoa học nhân văn trong đổi mới giáo dục - đào tạo và tạo nguồn nhân lực cho xã hội
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (1.3M)
Tóm tắt
Sự báo động về việc xuống cấp của các ngành học thuộc khoa học xã hội-nhân văn (KHXH-NV) hiện đang là vấn nạn trong môi trường giáo dục các cấp. Nó tác động đến toàn hệ thống đạo đức xã hội, làm suy yếu nội lực đất nước. Từ thực trạng đó, yêu cầu chấn hưng lại nền giáo dục mà một trong những tâm điểm quan trọng là xây dựng tinh thần nhân văn cho công dân đang đặt ra cho nền giáo dục ở các cấp học. Để thực hiện sứ mệnh này, cần có triết lý, quan niệm mới về vai trò KHXH-NV và cần những định chế xã hội đủ hiệu lực mới hy vọng thay đổi triệt để. Đấy là con đường duy nhất giúp đất nước tránh tụt hậu và suy yếu nội lực.
Văn học
Quan hệ tiểu sử và tác phẩm mang tính tự truyện của Hermann Hesse
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (1.7M)
Tóm tắt
Những chi tiết, những yếu tố cuộc đời thật của nhà văn được hệ thống thành những hệ vấn đề, thành những motif quen thuộc, được lặp lại một cách sinh động trong sáng tác của ông. Đó là hình ảnh trường dòng Maulbronn, nhà nguyện kiểu Gotich, hình ảnh Đức Chúa trời, hình ảnh phương Đông, bóng dáng quê hương, gia đình, những vấn đề khủng hoảng của bản thân.. Đây là chìa khoá quan trọng để người đọc, người nghiên cứu đi tìm những giá trị tốt đẹp trong văn chương của Hessel. Bài viết này lý giải những ảnh hưởng tiểu sử của Hesse đến sáng tác và nhân vật, một cách có chủ định trong việc thể hiện quan niệm về con người của ông. Những dữ kiện từ cuộc đời nhà văn đã làm nên những nét riêng, độc đáo ở những kiểu nhân vật hoài niệm và đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như sự trải nghiệm tâm linh của con người.
Thất bại của “Cái chết” trong thơ Trương Đăng Dung
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (1.5M)
Tóm tắt
Thơ Trương Đăng Dung không chỉ là những con chữ được sắp xếp theo vòng tròn khép kín mà luôn có kết cấu mở. Ý nghĩa của một bài thơ có khả năng mời gọi người đọc nỗ lực hơn. Nghệ thuật thơ của Trương Đăng Dung gắn với các khuynh hướng sáng tác hiện đại, hậu hiện đại. Con người trong thơ ông luôn nghĩ đến tồn tại và thời gian, biết cái hữu hạn để vượt lên giới hạn, biết cái chết và vượt lên cái chết, biết sống với ý thức hiện tồn. Đọc thơ Trương Đăng Dung trước đây và gần đây ở Tạp chí thơ số 4.2013 do Hội nhà văn Việt Nam ấn hành, chúng tôi có thêm một số suy nghĩ về sự tiếp nối và đổi mới trong thi pháp của tác giá.
Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945
Bản điện tử:
15 Th11 2013
Tóm tắt
|
PDF (1.6M)
Tóm tắt
Tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945 đổi mới trên nhiều bình diện, trong đó có sự đổi mới về nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Bên cạnh những tiểu thuyết được viết theo kiểu cốt truyện truyền thống thì đã xuất hiện nhiều tiểu thuyết có cốt truyện hưởng tới tâm lý bên trong nhân vật. Đi liền với sự cách tân đó là xu hướng nới lỏng cốt truyện đã làm cho các tiểu thuyết này có màu sắc hiện đại hơn so với tiểu thuyết truyền thống. Bên cạnh đó, sự nở rộ hàng loạt các tiểu thuyết có sắc thái tự truyện được viết theo kiểu "truyện không có chuyện" đã làm nên một nét mới trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện ở chặng đường văn học này.
Nhận xét về tiếp nhận văn học như là sự kiện lịch sử và xã hội
Bản điện tử:
15 Th11 2013