Ngày xuất bản: 2015-02-15
Địa lý
Phương thức tiến hành bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Triều Nguyễn
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (7.5M)
Tóm tắt
Triều Nguyễn đã để lại một di sản lịch sử vô giá đó là phương thức tiến hành bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa vào thế kỷ XIX. Triều Nguyễn đã huy động lực lượng tối đa liên ngành của Triều đình kết hợp với chính quyền địa phương hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định cùng ngư dân ở đây hàng năm tiến hành khai thác kinh tế kết hợp với thực thi chủ quyền, bảo vệ biển đảo. Với phương thức tiến hành công vụ vùng biển đảo, nước Việt Nam - Đại Nam dưới Triều Nguyễn là chủ nhân duy nhất tại hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Tâm lý học
Ứng dụng âm nhạc trong trị liệu cho trẻ tự kỷ
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (7.3M)
Tóm tắt
Tự kỷ là rối loạn nặng với tỷ lệ 4/10.000 trẻ em và trẻ trai nhiều gấp 4 lần trẻ gái. Rối loạn tự kỷ biểu hiện ở sự thiếu sót trong 4 lĩnh vực: mức độ phát triển, đáp ứng với những kích thích cảm giác, khả năng diễn đạt ngôn ngữ và nhận thức, và khả năng liên hệ với người khác. Những can thiệp, điều trị chủ yếu cho trẻ tự kỷ hiện nay phổ biến là giáo dục phát triển cho trẻ. Trong nhiều thập kỷ qua, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc là những kích thích hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tự kỷ một cách đặc biệt. Do vậy âm nhạc đã được nghiên cứu và ứng dụng điều trị hiệu quả cho trẻ tự kỷ.
Xã hội học
20 năm (1955-1975) khoa học ở miền Bắc: tổ chức, quản lí và đội ngũ
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (15M)
Tóm tắt
Bài viết trình bày sự ra đời của Ủy ban Khoa học nhà nước, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các viện nghiên cứu khác, số lượng các trường đại học ở miền Bắc, giai đoạn 1955-1975. Việc nghiên cứu khoa học được chỉ đạo hết sức chặt chẽ, được lãnh đạo bởi những nhà quản lí có trình độ và nhiệt tâm. Mặt khác, việc lãnh đạo, quản lí khoa học cũng có lúc, có việc tả khuynh, hạn chế sự tiến bộ, kìm hãm không cho cái mới phát triển. Trong điều kiện làm việc đạm bạc về cuộc sống vật chất, thiếu thốn thông tin, máy móc, thiết bị, nhiều lần phải rời thành phố sơ tán về nông thôn, rừng núi, với sự nỗ lực vô song, vào cuối những năm 60 đầu những năm 70, đội ngũ những người làm khoa học đã trưởng thành, nhiều tên tuổi đã được thế giới biết đến.
Giáo dục
Đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa – một nghĩa vụ thiêng liêng
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (4.9M)
Tóm tắt
Bài viết xoay quanh vấn đề giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới và biển đảo, trong đó có vấn đề giáo dục nhận thức chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở nhà trường hiện nay. Theo tác giả, việc xây dựng chương trình, nội dung về biển đảo để đưa vào sách giáo khoa (SGK) cần nhằm đến hai mục đích chủ yếu: 1. Tôn vinh chủ nghĩa yêu nước và tri ân Tiền nhân có công khai mở non sông đất nước, tri ân những ngư dân, những người lính – những người con đất Việt từ xưa đến nay kiên cường bám biển bám đảo để khẳng định chủ quyền của dân tộc. 2. Giáo dục nhận thức về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa gắn với việc phát huy vai trò, tiềm năng của biển đảo Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta trong thế kỉ XX. Tác giả mong muốn chương trình, nội dung về biển, đảo Việt Nam sẽ được phổ cập một cách hệ thống trong nhà trường, và công việc tuyên truyền, giáo dục về biển đảo thường xuyên được thực hiện trong giáo dục để thế hệ trẻ Việt Nam hiểu rõ lịch sử dân tộc và có ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới và biển đảo.
Phát triển viện đại học đa lĩnh vực đề hội nhập thế giới và đáp ứng nhu cầu đào tạo của nền kinh tế tri thức
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (11.1M)
Tóm tắt
Nếu Việt Nam chỉ có những đổi mới mạnh mún và chậm chạp mà không có chủ trương và chính sách cải tổ một cách cơ bản hệ thống giáo dục đại học bằng biện pháp sáp nhập và tái cấu trúc các cơ sở giáo dục đại học thành các viện đại học đa lĩnh vực được giao quyền tự trị đại học cao thì giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục kém hiệu quả, kém chất lượng và nhân lực để phát triển. không đáp ứng nhu cầu Một tư tưởng đổi mới đại học ở Việt Nam đầu thập niên 1990 là chủ trương hình thành những viện đại học đa lĩnh vực theo mô hình đại học Anh Mỹ trong đó có các viện nghiên cứu. Mô hình viện đại học đa lĩnh vực lẽ ra cần được quy định rõ ràng trong Luật Giáo dục Đại học để tạo cơ sở pháp lý cho việc thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục đại học và xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học. Mô hình viện đại học đa lĩnh vực và quyền tự trị đại học chưa được coi trọng nên giáo dục đại học sẽ tiếp tục kém hiệu quả và không đáp ứng nhu cầu hân của nền kinh tế tri thức.
Chuẩn đọc trong chương trình ngữ văn phổ thông Hàn Quốc - trường hợp đáng tham khảo đối với việc đổi mới chương trình Ngữ văn ở Việt Nam
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (13.5M)
Tóm tắt
Từ việc tìm hiểu, mô tả mục tiêu và hệ thống chuẩn đọc trong dạy học đọc hiểu thuộc chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành của Hàn Quốc, bài viết nêu một số lưu ý định hướng đối với yêu cầu xây dựng chuẩn đọc cùng hệ thống ngữ liệu làm cơ sở cho việc viết sách giáo khoa và dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam sau 2015.
Xây dựng thang đo đánh giá hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên trong nhà trường mầm non
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (9.5M)
Tóm tắt
Bài viết này trình bày về việc xây dựng thang đo đánh giá hành vi bạo lực đổi với trẻ em của giáo viên trong nhà trường mầm non. Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích tài liệu về bạo lực đối với trẻ em và các thang đo, trắc nghiệm về bạo lực trẻ em của các tác giả trong và ngoài nước, dựa vào thăm dò ý kiến của 118 giáo viên đang giảng dạy tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, và ý kiến của các chuyên gia tâm lý. Kết quả, chúng tôi đã xây dựng được thang đo đánh giá hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên mầm non bao gồm 19 câu với 3 nhân tố, có độ tin cậy cao. Khuyến nghị về việc sử dụng thang đo này và đề xuất cho các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai về hành vi bạo lực đối với trẻ em trong nhà trường mầm non.
Kinh tế
Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ 3g
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (10.1M)
Tóm tắt
Dịch vụ 3G mở ra cánh cửa cho đàm thoại, và khai thác dữ liệu qua đường truyền di động tốc độ cao, tuy nhiên, việc thực tế sử dụng thông qua tốc độ 3G vẫn còn ở dưới mong đợi. Điều quan trọng là phải hiểu được sự tương tác của các dữ liệu tham gia trong quả trình chấp nhận công nghệ này. Các nghiên cứu trước cho thấy các biến quan sát như sự thuận tiện, hiệu quả chất lượng dịch vụ, và đa dạng của dịch vụ, cảm nhận giá trị, và giá cả là yếu tố quan trọng trong việc chấp nhận công nghệ 3G. Trong nghiên cứu này, tác giả kiểm tra tác động của các yếu tố này thông qua người sử dụng dịch vụ 3G, kết quả nghiên cứu cho thấy 1) giá cả, thuận tiện và sự đa dạng là các yếu tố dự báo quan trọng của cảm nhận giá trị. 2) Mối quan hệ giữa sự đa dạng của dịch vụ và cảm nhận giá trị qua trung gian của sự thuận tiện và 3) cảm nhận giá trị có mối quan hệ mạnh mẽ với ý định mua.
Văn học
Khái niệm sự kiện trong tự sự học hiện đại
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (8M)
Tóm tắt
Sự kiện là thuộc tỉnh bắt buộc của văn bản tự sự, tuy nhiên một thời gian dài trong các sách, giáo trình lí luận văn học chưa hề nghiên cứu sâu về phạm trù này. Dựa vào ý tưởng của các nhà lí thuyết hiện đại như Bakhtin, Lotman, Tiupa, Schmid tác giả bài báo trình bày cách hiểu hiện đại về phạm trù sự kiện, tính sự kiện, các điều kiện và biểu hiện đa dạng của phạm trù sự kiện, từ đó có thể nhận ra đặc trưng phong cách, thi pháp của các văn bản tự sự, lí giải tính truyện cũng như tính phi cốt truyện của các văn bản tự sự.
Kiểu tác gia hoàng đế - thiền sư - thi sĩ Trần Thái Tông (1218-1277)
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (13M)
Tóm tắt
Trần Thái Tông (1218-1277) là vị vua đầu triều Trần và cũng là người mở đầu cho loại hình tác gia hoàng đế - thiền sư - thi sĩ vương triều Trần (1225-1400). Sáng tác của Trần Thái Tông in đậm tiếng nói bậc hoàng đế, đồng thời nghiệm sinh trong cõi đời và thâm nhập vào cõi thiền để trở thành một vị hoàng đế – thiền sư. Đi xa hơn, ông nới rộng đường biên tư tưởng thẩm mỹ bằng việc sử dụng ngôn từ văn chương, hướng đến mục đích xây dựng vương triều trên nền tảng thiết chế Nho giáo cũng như hoằng dương Phật giáo.
Sám hối và hòa giải trong hai tiểu thuyết Hàn Quốc viết về Việt Nam (Đọc Cái bóng của vũ khí -무기의 그늘 của Hwang Suk Young và Thời gian ăn tôm hùm - 시간 바다 가재 của Bang Hyun Suk)
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (12.1M)
Tóm tắt
Sám hối và hòa giải là hai chủ đề lớn của văn học thế giới. Sám hối nói lên khả năng tự vấn đề được phục sinh còn hòa giải cho thấy tinh thần khoan dung để được cùng cộng sinh trong hạnh phúc hòa bình. Những bước đi vừa tất yếu vừa ngẫu nhiên của lịch sử đã đưa Hàn Quốc đến với Việt Nam trong một tình thể tiêu cực: cuộc chiến tranh Mỹ - Việt. Bước ra khỏi vũng lầy ấy, các nhà văn Hàn Quốc nhìn lại cái quá khứ mà chính mình hay dân tộc mình đã từng đi qua, với một trái tim khoắc khoải. Bài viết này tập trung khảo sát hai tiểu thuyết viết về cuộc chiến tranh Mỹ - Việt ấy: Cái bóng của vũ khí của Hwang Suk Young và Thời gian ăn tôm hùm của Bang Hyun Suk, dưới lăng kính của Phê bình Chủ đề (Thematic criticism). Cái bóng của vũ khí của Hwang Suk Young ra đời năm 1985, chuyển ngữ tiếng Anh (1994) tiếng Pháp (2003), Thời gian ăn tôm hùm của Bang Hyun Suk ra đời năm 2003, dịch sang tiếng Việt năm 2005. Hai tác giả là hai thế hệ: một trực tiếp tham chiến, viết từ quan sát của người trong cuộc; một trưởng thành trong thời hậu chiến, viết từ tiếng dội của quả khứ Hàn Quốc và những trải nghiệm hòa bình ở Việt Nam. Văn học không dừng lại với cái đã qua. Tiểu thuyết là không gian mở. Từ đây sẽ bắt đầu cuộc đối thoại chân tình, bình đẳng của hai dân tộc Hàn - Việt về hiện tại và tương lai...
Đặc điểm của việc hiểu tác phẩm nghệ thuật văn học với tính cách là thi ca
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Huyền thoại - một dẫn luận ngắn (chương mở đầu)
Bản điện tử:
15 Th02 2015
Tóm tắt
|
PDF (8M)
Tóm tắt
Robert A. Segal là giáo sư giảng dạy lý thuyết tôn giáo tại trường đại học Xancaster. Ông đã viết nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết về huyền thoại như: Huyền thoại và nghi lễ (Theo Myth của Ritual Theory – 1998), Nghiên cứu các lý thuyết về huyền thoại (Theorizing about Myth – 1999), Huyền thoại anh hùng (Hero Myth – 2000), Sổ tay lý thuyết huyền thoại (The handbook of Myth – 2000), Huyền thoại – Một dẫn luận ngắn (Myth – A very short Introduction – 2004)... Robert A. Segal được giới khoa học Anh – Mỹ đánh giá cao. Ông được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu có uy tin nhất trên thế giới hiện nay trong lĩnh vực lịch sử lý thuyết huyền thoại. Trong cuốn sách Huyền thoại – Một dẫn luận ngắn, tác giả cung cấp một cái nhìn khái quát về các lý thuyết huyền thoại ở thế kỷ XIX và XX, bằng một lối viết vừa súc tích vừa bao quát, vừa uyên bác vừa dễ hiểu. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, sách gồm 8 chương bàn về 8 chủ đề: 1. Huyền thoại và khoa học; 2. Huyền thoại và triết học; 3. Huyền thoại và tôn giáo; 4. Huyền thoại và nghi lễ; 5. Huyền thoại và văn học; 6. Huyền thoại và tâm lý học; 7. Huyền thoại và cấu trúc; 8. Huyền thoại và xã hội. Chương Mở đầu mà chúng tôi trích dịch sau đây có nội dung giới thiệu tổng quan các cách tiếp cận khác nhau về huyền thoại, sẽ được tác giả triển khai cụ thể trong 8 chủ đề nói trên.