Đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa – một nghĩa vụ thiêng liêng
* Correspondence: Bùi Tất Tươm (email: 472_buitattuom@gmail.com)
Main Article Content
Tóm tắt
Bài viết xoay quanh vấn đề giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới và biển đảo, trong đó có vấn đề giáo dục nhận thức chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở nhà trường hiện nay. Theo tác giả, việc xây dựng chương trình, nội dung về biển đảo để đưa vào sách giáo khoa (SGK) cần nhằm đến hai mục đích chủ yếu: 1. Tôn vinh chủ nghĩa yêu nước và tri ân Tiền nhân có công khai mở non sông đất nước, tri ân những ngư dân, những người lính – những người con đất Việt từ xưa đến nay kiên cường bám biển bám đảo để khẳng định chủ quyền của dân tộc. 2. Giáo dục nhận thức về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa gắn với việc phát huy vai trò, tiềm năng của biển đảo Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta trong thế kỉ XX. Tác giả mong muốn chương trình, nội dung về biển, đảo Việt Nam sẽ được phổ cập một cách hệ thống trong nhà trường, và công việc tuyên truyền, giáo dục về biển đảo thường xuyên được thực hiện trong giáo dục để thế hệ trẻ Việt Nam hiểu rõ lịch sử dân tộc và có ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới và biển đảo.