Trần Hoài Nam * , Lê Vũ , Nguyễn Duyên Linh , Nguyễn Anh Tuấn & Trần Độc Lập

* Correspondence: Trần Hoài Nam (email: hoainam@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Sử dụng các yếu tố đầu vào ở mức chi phí tối thiểu nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp là một trong những vấn đề cần được quan bởi người nông dân. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định mức đầu vào tối ưu nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất cà phê của nông hộ tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Phương pháp hối quy bội và tối ưu hóa có điều kiện ràng buộc được áp dụng để ước lượng mức độ tác động của các yếu tố đầu vào đến năng suất cà phê và xác địmh mức đầu tư tối ưu. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất cà phê bị ảnh hưởng bới các yếu tố phân vô cơ, phân hữu cơ, thuốc BVTV, công lao động, quy mô diện tích, lượng nước tưới, tuổi vườn cây kinh doanh. Ngoài ra, mức đầu vào tối ưu được sử dụng trong 1 ha cà phê để đạt được chi phí sản xuất tôi thiểu lần lượt là 1470 kg phân vô cơ, 20,75 lit thuốc BVTV và 130 công lao động. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiện tại mức nhập lượng trung bình được người sản xuất cà phê sử dụng đều cao hơn mức tối ưu. Cụ thể là lượng phân vô cơ, lượng thuốc BVTV và công lao đông trung bình thực tế đều cao hơn mức tối ưu lần lượt là 334 kg/ha, 9,03 lít/ha và 26 công lao động/ha và làm tăng chi phí là 8,74 triệu đồng/ha.
Từ khóa: tối ưu hóa, cà phê

Article Details

Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Quang Bút, 2013 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến giá trị kinh tế cây cà phê tại huyện Chư Pưh tỉnh Gia Lai, Khoa Kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[2] Debertin, D.L., 2012. Agricultural Production Economics. University of Kentucky.

[3] Eom, S.B., Lee, S.M., Kim, E.B., Somarajan, C., 1998. A Survey of Decision Support System Applications. Journal of the Operational Research Society 49, 109-120.

[4] Fan, S., Brzeska, J., 2010. Chapter 66 Production, Productivity, and Public Investment in East Asian Agriculture, in: Prabhu, P., Robert, E. (Eds.), Handbook of Agricultural Economics. Elsevier, pp.3401-3434.

[5] Giovannucci, D., Koekoek, F.J., 2003. The state of sustainable coffee: A study of twelve major markets. Agricultural Economics 3, pp.120-132.

[6] Nandalal, K.D.W., Simonovic, S.P., 2003. State-of-the-Art Report on Systems Analysis Methods for Resolution of Conflicts in Water Resources Management From Potential Conflict to Cooperation Potential (PCCP) UNESCO-IHP Publication, p.127.

[7] Hoàng Thị Ánh Nguyệt, 2012. Phân tích hiệu quả kinh tế cây cà phê tại nông hộ Chư Păh- Gia Lai, Khoa Kinh tế. Đại học Nông Lâm, Hồ Chí Minh.

[8] Nguyễn Hải Thanh, 2007. Các mô hình và phần mềm tối ưu hóa ứng dụng trong nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

[9] Tran, L.D., Schilizzi, S., Chalak, M., Kingwell, R., 2011. Optimizing competitive uses of water for irrigation and fisheries. Agricultural Water Management 101, pp.42-51.

[10] Lê Quang Trí, Nguyễn Phạm Xuân Tài và Phạm Thanh Vũ, 2013. Tối ưu hóa trong việc lựa chọn các mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững cấp huyện nghiên cứu cụ thể huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 25, p.173-182.

[11] Phạm Thế Trịnh, Phan Xuân Lĩnh, Đào Châu Thu, Trần Minh Tiến, 2013. Hiện trạng canh tác và hiệu quả sản xuất cà phê trên đất đỏ bazan huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lăk. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Đại học nông nghiệp Hà Nội 11-5.

[12] Mai Văn Xuân, 2011. Ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Tạp chí khoa học, Đại học Huế 68.

[13] Zwart, S.J., Bastiaanssen, W.G.M., 2004. Review of measured crop water productivity values for irrigated wheat, rice, cotton and maize. Agricultural Water Management 69, pp115-133.