Thiên nhiên trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn phê bình sinh thái
* Correspondence: Lê Thị Hồng Nhạn (email: hacnhaxr81@gmail.com)
Main Article Content
Tóm tắt
Theo Cheryll Glotfelty, phê bình sinh thái đầu tiên và đơn giản nhất là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với môi trường tự nhiên. Phê bình sinh thái đề xuất lý thuyết “tự nhiên trung tâm luận”, phản biện lại quan niệm “con người trung tâm luận”. Từ góc nhìn Phê bình sinh thái, trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc, thiên nhiên là nền tảng chủ đạo, là trung tâm của bức tranh cuộc sống. Ở đó, con người sống hòa vào tự nhiên. Qua truyện ngắn của ông, ta cũng thấy được sự chuyển biến của sinh thái tự nhiên, sự thay đổi trong quan hệ giữa con người với tự nhiên. Từ đó, tác giả cũng thể hiện thái độ không đồng tình trước sự tận diệt thiên nhiên trong quá trình khai thác.
Từ khóa:
Bình Nguyên Lộc, phê bình sinh thái, thiên nhiên
Article Details
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001). Sinh thái học và môi trường. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Nông nghiệp.
Nguyễn Văn Đông (2005). Con người và văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học KHXH và NV, Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Q. Thắng (Tuyển chọn và giới thiệu) (2002). Tuyển tập Bình Nguyên Lộc. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Văn học.
Nguyễn Q. Thắng (2012). Bình Nguyên Lộc truyện ngắn. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ.
Nguyễn Thị Tịnh Thy (2017). Rừng khô suối cạn, biển độc…, và văn chương. Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.
Bùi Thanh Truyền (chủ biên) (2018). Phê bình sinh thái với văn xuôi Nam Bộ. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Văn nghệ.
Viện Ngôn ngữ học (2002). Từ điển Tiếng Việt phổ thông. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.