Lê Đắc Tường * & Đinh Thị Thanh Thảo

* Correspondence: Lê Đắc Tường (email: ledactuong@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Ngục Kon Tum được ví là địa ngục trần gian, nơi giam cầm những chiến sĩ cộng sản đầu tiên ở Tây Nguyên. Chính tại đây, trong áp bức tù đày, những người tù cộng sản đã cất lên những vần thơ hào hùng, tiêu biểu là phong trào sáng tác Tao đàn ngục thất. Mặc dù chỉ trong thời gian ngắn, số lượng tác giả, tác phẩm không nhiều, nhưng những vần thơ được cất lên từ chốn lao tù mang giá trị nhiều mặt. Thể thơ đa dạng, ngôn ngữ mộc mạc, những vần thơ là lời tố cáo đanh thép trước tội ác của kẻ thù, thể hiện tinh thần yêu nước, tình đồng đội, bản lĩnh kiên cường và tinh thần lạc quan của người tù cộng sản. Bài viết bước đầu tìm hiểu, cảm nhận tiếng lòng của các chiến sĩ cách mạng, qua đó khẳng định giá trị, vị thế của những vần thơ viết từ ngục Kon Tum. Đồng thời, góp phần hoàn thiện thêm diện mạo cho dòng văn học được sáng tác trong lao tù của Việt Nam
Từ khóa: Ngục Kon Tum, Tao đàn ngục thất, Văn học trong lao tù

Article Details

Tài liệu tham khảo

Dambo (2003). Miền đất huyền ảo. Hà Nội: Nxb Hội Nhà văn.

Lê Đắc Tường (2021). Kontum kỳ thú và bí ẩn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX qua Kontum tỉnh chí và Thạch Xuyên thi tập của Võ Chuẩn. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ V, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 293-302.

Lê Văn Hiến (1938). Ngục Kon Tum. Tourane: Nxb Nguyễn Sơn Trà.

Sở Thể thao và Du lịch Kon Tum, Bảo tàng - Thư viện tỉnh (2019). Nhà lao Kon Tum (1915-1935). Kon Tum: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum.

Tạ Văn Sỹ (2012). Kon Tum Thơ. Hà Nội: Nxb Văn học.

Tạ Văn Sỹ (2017). Di sản Văn học từ ngục Kon Tum. Kon Tum: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum.

Tạ Văn Sỹ (2023). Văn học viết Kon Tum 1930-1975. Hà Nội: Nxb Lao động.