Lê Thị Gấm *

* Correspondence: Lê Thị Gấm (email: gamlevanhoc@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu này tiếp cận tiểu thuyết lịch sử Việt Nam - trường hợp Hoàng Quốc Hải - dưới ánh sáng lý thuyết diễn ngôn. Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử - văn hóa, phương pháp so sánh nhằm xác định thông điệp diễn ngôn, mô hình trần thuật, giá trị của tác phẩm. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy Bão táp triều Trần và Tám triều vua Lý kiến tạo lịch sử như là hành trình hưng vong các triều đại. Tác phẩm xây dựng nội dung và cấu trúc trần thuật trên lập trường lợi ích quốc gia gắn với vai trò triều đình. Điểm tựa tạo nghĩa của tác phẩm là mẫu gốc “Cha”, trên đó nghiêng trọng tâm truyện về vai trò của bậc sinh thành, quân trưởng, quân sư với thành tựu lịch sử. Tác phẩm của Hoàng Quốc Hải tiêu biểu cho mô hình kiến tạo diễn ngôn tiểu thuyết - truyền thuyết. Tuy không cách tân nhưng tác phẩm của Hoàng Quốc Hải với lớp chuyện kể sinh động, thấm đẫm hào khí vẫn luôn được người đọc yêu mến, được khẳng định vị trí, giá trị của văn học với đời sống
Từ khóa: Tiểu thuyết lịch sử, Diễn ngôn lịch sử, Hoàng Quốc Hải, Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bakhtin, M.M. (1986). The Problem of Speech Genres. Lã Nguyên tuyển dịch (2012). Lí luận văn học - những vấn đề hiện đại. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Đặng Văn Sinh (2011). Vương triều Lý dưới góc nhìn của tiểu thuyết gia Hoàng Quốc Hải. Truy xuất từ: https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=16040

Đoàn Thị Huệ (2016). Nghệ thuật biểu hiện phương diện đời tư thế sự của nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại - qua khảo sát tác phẩm của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Quang Thân. Tạp chí khoa học Đại học Đồng Nai, 2: 81-90.

Hoàng Quốc Hải (2010). Tám triều vua Lý. Hà Nội: Nxb Phụ nữ.

Hoàng Quốc Hải (2016). Bão táp triều Trần. Hà Nội: Nxb Phụ nữ.

Lotman, Ju. M., Uspenskij, B.A., Ivanov, V.V., Toporov, V.N., Pjatigorskij, A.M. (1975). Theses on the Semiotic Study of Culture (as Applied to Slavic Texts). Lisse, The Peter de Ridder Press. Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch (2016). Kí hiệu học văn hóa. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Bình (2010). Một số khuynh hướng tiểu thuyết nước ta từ thời kì đổi mới đến nay. Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Xuân Khánh (2000). Hồ Quý Ly. Hà Nội: Nxb Phụ nữ.

Nguyễn Xuân Khánh (2005). Mẫu Thượng ngàn. Hà Nội: Nxb Phụ nữ.

Nguyễn Xuân Khánh (2011). Đội gạo lên chùa. Hà Nội: Nxb Phụ nữ.

Ngô Thanh Hải (2019). Ba mô hình truyện lịch sử. Luận án Tiến sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tyupa, V.I. (2001). Trần thuật học như là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật. Lã Nguyên dịch từ bản tiếng Nga (2013). Truy cập https://languyensp.wordpress.com/2013/09/13/tran-thuat-hoc-nhu-la-khoa-hoc-phan-tich-dien-ngon-tran-thuat-3/

Võ Thị Hảo (2004). Giàn thiêu. Hà Nội: Nxb Phụ nữ.

White, H. (2014). Metahistory: The Historical Imagination in 19th-Century Europe. Baltimore: The Johns Hopkins University Press.

Wilber, K. (1996). A Brief History of Everything. Dương Ngọc Dũng dịch (2023). Một lược sử về vạn vật. Hà Nội: Nxb Hồng Đức.