Nguyễn Thị Minh Thôi *

* Correspondence: Nguyễn Thị Minh Thôi (email: nguyenthiminhthoi1977@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Những sản phẩm cô đặc từ cà chua ở nước ngoài phát triển rất mạnh, tuy nhiên sốt cà chua sấy dạng miếng có thể sử dụng trong các sản phẩm hamburger, pizza…rất tiện lợi và tạo cảm giác thơm ngon cho người dùng thì chưa có trên thị trường. Để có quy trình chế biến sốt cà chua sấy dạng miếng với cấu trúc, màu sắc và chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, các chất tạo cấu trúc pectin, carboxymethiylcellulose (CMC), xanthan gum, tinh bột biến tính (TBBT) được xác định qua các tỷ lệ khác nhau nhờ phương pháp đo cấu trúc, đo màu sắc sản phẩm và phương pháp đánh giá cảm quan. Kết quả cho thấy sản phẩm sử dụng TBBT có cấu trúc mềm nhất so với các chất còn lại. Màu sắc sản phẩm sau 14 ngày bị kích thích dưới điều kiện ánh sáng ở nhiệt độ 40  1oC cho thấy các chỉ số về màu sắc của sản phẩm giảm dần qua thời gian kích thích, trong đó mẫu sử dụng pectin là chất có khả năng giữ màu của sản phẩm tốt hơn so với các chất còn lại. Đánh giá cảm quan bằng phương pháp so hàng mẫu sử dụng TBBT cũng có độ mềm dẻo vừa phải nhất và các chỉ tiêu về màu sắc và cảm quan đều được đánh giá tốt. Vì vậy, chọn mẫu bổ sung TBBT (1%) cho quy trình chế biến sốt cà chua sấy dạng miếng.
Từ khóa: sốt cà chua, chất ổn định cấu trúc, tinh bột biến tính

Article Details

Tài liệu tham khảo

Akhter, A. (2005). Studies on the production and Shelflife of tomatoes leather using starch as an ingredient. Department of food technology and rural industries Bangladesh Agricultural university mymensingh, p. 2202.
Barreiro, J., Milano, M. and Sandoval, A. J. (1997). Kinetics of colour change of double concentrated tomato paste during thermal treatment. Journal of Food Engineering, 33 (3-4), pp. 359-371.
Davies, J. N., Hobson, G. E. and McGlasson, W. B. (1981). The constituents of tomato fruit the influence of environment, nutrition and genotype. Critical Review in Food Science Nutrition, 15 (3), pp. 205- 280. Doi: 10.1080/10408398109527317.
Dickinson, E. (2003). Hydrocolloids at interfaces and the influence on the properties of dispersed systems. Food Hydrocolloids, 17 (1), pp. 25-39. Doi.org/10.1016/S0268-005X (01)00120-5.
Gujral, H. S. and Bar, S. S. (2003). Effect of Hydrocolloids on the Dedydration Kinetics, Color and texture of Mango Leather. International Journal of Food Properties, 6 (2), pp. 269-279. Doi.org/10.1081/JFP-120017846.
Gunaratne, A., Hoorver, R. (2002). Effect of heat – moisture treatment on the structure and physicochemical properties of tuber and root starches. Carbohydrate polymers, 49, pp. 425-437. Doi.org/10.1016/S0144-8617 (01)00354-X.
Kumar T., Chandra, S., Chauhan, N. and Sing, J. (2015). Effect of different hydrocolloids on the quality ofketchup during storage. South Asian Journal of Food Technology and Environment, 1 (2), pp. 152-159. Http://doi.org/10/1016/50260-8776 (97)00035-6.
Mamood, K., Kamilah, H., LeeShang, P., Sulaiman, S., Afiffin, F. and Alias, A. (2007). Areview: Interaction of starch hydrocolloid blending and the recent food aplication. Food Bioscience, 19, pp. 110- 120. Doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.fbio.2017.05.006.
Mudgil, D., Barak, S. and Khatkar, B. S. (2011). Effect of hydrocolloids on the quality charactertistics of tomato ketchup. Carpathian Journal of Food Science and Technology, 3 (1), pp. 39-43.
Mudgil, D., Barak, S. Khatkar, B. S. (2014). Guar gum: processing, properties and food applications – A review. Journal of Food Sciene Technology, 51 (3), pp. 409-418, Doi: 10.1007/s13197-011-0522-x.
Nguyễn Văn Mười (2014). Xác định điều kiện sấy thích hợp cho chế biến và bảo quản bột thịt đầu tôm sú. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 1, tr. 22-30.
Singh, S., Singh, A. K. and Rai, A. (2014). Effect of different thickeners on quality assurance and consumer preferences intomato ketchup. Indian Journal of Agricultural Sciences, 84 (8), pp. 1014-1017.
Hà Duyên Tư (1996). Quản lý và kiểm tra chất lượng thực phẩm. Đại học Bách khoa Hà Nội.