Hoàng Sĩ Ngọc *

* Correspondence: Hoàng Sĩ Ngọc (email: singoc1010gn@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Rắn - một trong những đại diện của thế giới tự nhiên đến với con người - là hình tượng mẫu gốc, được gắn với cội nguồn của sự sống và trí tưởng tượng. Đi qua những không gian, thời gian khác nhau, rắn đã trở thành rắn thiêng - biểu tượng Naga với các ý nghĩa, giá trị liên tục được bồi đắp. Ngoài việc mang những ý nghĩa biểu tượng cao quý: biểu tượng của nguồn nước, biểu tượng của cội nguồn; thì đồng thời với nó là những giá trị vĩnh hàng như giá trị lịch sử, giá trị tâm linh, giá trị giáo dục,… đồng hành, tương hỗ trong cuộc sống con người. Sự gắn kết này đã thành bản sắc - vốn văn hóa quý báu của người Khmer Nam Bộ. Biểu tượng Naga đã được “sống” trong lòng người Khmer Nam Bộ với các phong tục, nghi thức, tập quán; với các nghệ thuật tạo hình; với tôn giáo và văn học dân gian vô cùng sinh động, phong phú.
Từ khóa: biểu tượng Naga, giá trị biểu tượng, Khmer Nam Bộ, Rắn thiêng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chevalier, J. và Gheerbrant, A. (2002). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Phạm Vĩnh Cư (Chủ biên), Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Phòng và Nguyễn Văn Vỹ dịch (2016). Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng.

Lotman, J. M. (1992). Biểu tượng trong hệ thống văn hóa. Trần Đình Sử dịch từ bản tiếng Nga (2012). Tạp chí Sông Hương - số 286, tháng 12/2012.

Nguyễn Ngọc Thơ (2006). Biểu tượng Rồng trong văn hóa phương Đông. Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, 67.

Phạm Thị Thuỷ Chung và Đinh Hồng Hải (2015). Biểu tượng rắn thần (Naga) trong văn hoá nghệ thuật Ấn Độ và ảnh hưởng của nó trong văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á. Tạp chí Bảo tàng và Nhân học, Số 1, 59-69.

Phạm Tiết Khánh (2007). Khảo cổ truyện kể dân gian Khmer Nam Bộ (qua thần thoại, truyền thuyết, cổ tích). Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 73-74.

Phan Anh Tú (2004). Truyền thuyết về rắn Naga trong văn hóa Khơ me. Tạp chí Dân tộc và Thời đại, số 71, 02-04.

Tiền Văn Triệu (2015). Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ với quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế Phật giáo vùng Mê-kông: Lịch sử và Hội nhập. Tp Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia Tp HCM, 179-187.