Lê Anh Tuấn *

* Correspondence: Lê Anh Tuấn (email: tuanla@vt.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Nói đến sự hình thành và phát triển của văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX không thể không nhắc đến vai trò to lớn của công tác dịch thuật và các tờ báo quốc ngữ. Việc dịch thuật không chỉ giúp phổ biến chữ quốc ngữ ngày càng sâu rộng đến với người dân, mà còn giúp bạn đọc lần đầu tiên được thưởng thức các kiệt tác văn học của nước ngoài, điều mà trước đây chỉ nghe nói. Bên cạnh đó, việc dịch thuật còn giúp các nhà văn có cơ hội ngày càng hoàn thiện kỹ năng sử dụng chữ quốc ngữ, rèn luyện khả năng viết văn, đặc biệt là học kỹ thuật viết văn của các nước tiên tiến. Tuy nhiên, các tác phẩm dịch thuật sẽ không tới được tay bạn đọc nếu như không có các tờ báo quốc ngữ. Với sự đăng tải ngày càng nhiều các tác phẩm văn học, báo chí quốc ngữ đã trở thành mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng, đào tạo và thử thách tay nghề của người cầm bút lúc bấy giờ. Từ đó, công chúng văn chương cũng được bắt nguồn từ công chúng báo chí, và văn học hiện đại Việt Nam cũng bắt đầu nảy mầm từ đây.
Từ khóa: báo chí quốc ngữ, dịch thuật, văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ.

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bằng Giang (1992). Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930. Tp Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ.

Đoàn Lê Giang và Phạm Thị Tố Thy (2016). Dịch văn học phương Tây ở Sài Gòn – Gia Định trong buổi bình minh của văn học Quốc ngữ. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 29, 48-57.

Hoàng Tiến (2014). Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ 20. Hà Nội, Nxb Lao Động.

Nguyễn Văn Hiệu (2007). Ý thức văn hóa trong dịch thuật văn chương ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1945. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1/2007, 131-144.

Nguyễn Văn Trung (2015). Hồ sơ về lục châu học: tìm hiểu con người ở vùng đất mới - dựa vào tài liệu văn sử bằng quốc ngữ ở miền Nam từ 1865 – 1930. Tp Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ.

Thế Tài và Trương Minh Ký (1896). Phú bần truyện diễn ca (Riche et Pauvre). Saigon, Imprimerie Commerciale Rey, Curiol et Cie.

Trần Nhật Vy (2014). Báo Quốc ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19. Tp Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ.

Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (chủ biên) (1998). Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh (Tập II: Văn học – Báo chí – Giáo dục). Tp Hồ Chí Minh, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

Trương Vĩnh Ký (1888). Thông loại khóa trình (Miscellanées ou Lectures instructives pour les élèves des écoles primaires communales & cantonales). Saigon, Imprimerie Commerciale Rey & Curiol.

Võ Văn Nhơn (2006). Báo chí quốc ngữ latinh với sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ - Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, số 9 (2006).

Võ Văn Nhơn (2010). Văn học dịch ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, tập 13, số X1-2010, 5-12.