Trần Thị Huệ *

* Correspondence: Trần Thị Huệ (email: huejapan@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Kiến trúc Nhật Bản luôn định hướng nên phong cách của một thời đại, là biểu hiện của địa vị xã hội, và đặc biệt là có mối liên hệ mật thiết với thiên nhiên, bởi người Nhật xưa nay cho rằng sống trong thiên nhiên cũng là trong hoa. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, những biến động về chính trị, văn hóa, xã hội, và tôn giáo đều góp phần làm thay đổi tính biểu tượng và tư duy thẩm mỹ trong việc xây dựng nhà ở của người Nhật. Trong đó, Shinden Zukuri được biết đến là biểu tượng cho lối sống vương giả của Hoàng thất và quý tộc Heian, nó tôn vinh tất thảy những giá trị đời thường, dung dị nhưng cao quý, từ vật liệu xây dựng, kết cấu bên trong lẫn bên ngoài ngôi nhà, cách phối trí vật dụng, đến sự kết hợp với thiên nhiên, ... hài hòa một cách đáng kinh ngạc. Hoàng cung Heian chính là một kiểu mẫu điển hình theo lối Shinden Zukuri, là tác phẩm độc đáo, đậm chất cổ điển của nghệ thuật tạo hình chỉ có ở Nhật Bản. Bài viết trình bày về sự hình thành và phát triển của kiến trúc Shinden Zukuri, sơ lược sự xuất hiện của lối kiến trúc này ở Hoàng cung Heian. Đồng thời, mô tả về không gian nhà ở và kết cấu vườn cảnh để sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của nó, và những ảnh hưởng nhất định của khía cạnh tôn giáo.
Từ khóa: Shinden Zukuri, Hoàng cung Heian, không gian nhà ở, nghệ thuật tạo hình, kết cấu vườn cảnh

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh, Vũ Thị Ngọc Anh, Đỗ Trọng Chung, Lương Thị Hiền, Nguyễn Hồng Hương, Trương Ngọc Lân, và Nguyễn Mạnh Trí (2009). Văn hóa và kiến trúc phương Đông. Hà Nội, Nxb Xây dựng.

Fujita, M. (2021). 平安貴族の住ま. Nơi sinh sống của quý tộc Heian. Nhật Bản, Nxb Yoshikawa Kobunkan.

Kato, Y. (2009). 『家屋雑考』の流布と「寝殿造」の定着過程. Sự phổ biến của tác phẩm Kaoku-zakko và quá trình định hình nên phong cách Shinden Zukuri. Tuyển tập Nghiên cứu của Hiệp hội Kiến trúc Nhật Bản, tập 74(646): 2701-2707. https://doi.org/10.3130/aija.74.2701

Kawahara, T. (1993). 王朝文学に見る平安時代の庭園生活に関する研究 (I). Nghiên cứu về những sinh hoạt thường ngày trong vườn cảnh thời kỳ Heian thông qua văn học cung đình (I). Tạp chí Hiệp hội làm vườn Nhật Bản, 1993(1): 6-16. https://doi.org/10.5982/jgarden.1993.6

Morita, N., Akazawa, M., và Korenaga, Y. (2011). 源氏物語の住文化とその受容史に関する研究: 理想の住空間としての建築・しつらい・作庭. Nghiên cứu về văn hóa cư trú trong Truyện Genji và lịch sử tiếp nhận: Kiến trúc - sự phối trí - vườn cảnh tạo nên không gian sống lý tưởng. Tuyển tập các bài báo Nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu nhà ở, 37: 297-308. https://doi.org/10.20803/jusokenold.37.0_297

Murasaki, S. (-). Truyện kể Genji. (Tập 1). Nguyễn Đức Diệu dịch (1991). Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội. (The Tale of Genji, Translated by Edward G. Seidensticker (1976), Tokyo, Charles E. Tuttle Company).

Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Đặng Xuân Kháng, Nguyễn Văn Kim, và Phan Hải Linh (2007). Lịch sử Nhật Bản. Hà Nội, Nxb Thế giới.

Mason, R.H.P., and Caiger, J.G. (1997). A history of Japan. Nguyễn Văn Sỹ dịch (2003). Lịch sử Nhật Bản. Hà Nội, Nxb Lao động.