Tình hình sưu tầm và diện mạo văn học dân gian Vĩnh Long
* Correspondence: La Mai Thi Gia (email: thigia1510@gmail.com)
Main Article Content
Tóm tắt
Bài viết được thực hiện dựa vào kết quả sưu tầm điền dã văn học dân gian tại tỉnh Vĩnh Long trong hai đợt (năm 2013 và 2014, mỗi đợt 2 tuần) của giảng viên và sinh viên Khoa Văn học, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Tp HCM. Tổng cộng số đơn vị tác phẩm mà chúng tôi thu được còn ở dạng thô lên đến 2.750 đơn vị, số cộng tác viên các nhóm tiếp xúc được trong toàn tỉnh 1.976 người. Sau khi lọc bỏ, tinh chọn, phân loại và chỉnh lý chúng tôi giữ lại được văn bản tác phẩm của các thể loại câu đố, tục ngữ, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ma, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao và vè. Bài viết này tập trung giới thiệu những đặc trưng về diện mạo và số lượng, chất lượng các tác phẩm ở mỗi thể loại riêng biệt. Đồng thời cũng bày tỏ mong muốn của chúng tôi về việc cần phải kịp thời sưu tầm, lưu giữ và xuất bản nguồn tư liệu văn hóa quý báu này của dân tộc từ tất cả các địa phương khác ở vùng Nam Bộ.
Từ khóa:
Văn học dân gian, Vĩnh Long, sưu tầm, điền dã
Article Details
Tài liệu tham khảo
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1977). Lịch sử văn học Việt Nam: Văn học dân gian (tập 2). Hà Nội, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 7-8.
La Mai Thi Gia (chủ biên). Phan Xuân Viện, Lê Thị Thanh Vy (2020). Văn học dân gian Vĩnh Long (tập 2). Tp Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp.
Nguyễn Xuân Kính (chủ biên). Nguyễn Thúy Loan, Phan Lan Hương, Nguyễn Luân (2002). Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 2). Hà Nội, Nxb Văn hóa - Thông tin, 2967-2968.
Nguyễn Văn Trung (1991). Câu đố Việt Nam. Tp Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 95-106.