Trần Thị Thu Hương * , Trần Thị Hồng Châu , Hoàng Đình Bằng & Lê Thị Trúc Phương

* Correspondence: Trần Thị Thu Hương (email: huongttt@cntp.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Nảy mầm là sự phát triển của phôi bên trong hạt khi gặp những điều kiện thuận lợi. Quá trình nảy mầm của gạo lứt làm tăng hàm lượng gamma aminobutyric acid (GABA) và tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa các chất trong gạo lứt trở nên dễ dàng hơn. Qua khảo sát thành phần dinh dưỡng của loại gạo lứt nâu được xay xát từ giống lúa OM5451 cho thấy, khi ngâm gạo lứt ở pH7 trong 9 giờ ở nhiệt độ phòng và ủ ở nhiệt độ 30oC trong 24 giờ hàm lượng GABA đạt 34,8 ± 1,8 mg/100g tăng gấp 27,43 lần so với nguyên liệu ban đầu (1.57 ± 0,19 mg/100g với mức tăng khối lượng 1,26 lần sau khi ngâm). Quá trình xay xát lúa được thực hiện ở 3 mức khoảng cách rulo khác nhau trên máy Shatake từ 0,5 đến 1,5mm, qua đó xác định ở khoảng cách của rulo là 1mm tỷ lệ hạt gạo còn nguyên phôi cao nhất đạt 69,73% và tỷ lệ hạt nảy mầm trên cả 3 loại gạo (OM5451, OM6979, OM1532) được xay xát ở chế độ này rất cao từ 96,72 – 97,44%. Chế độ sấy gạo ở nhiệt độ 50oC trong thời gian 120 phút hạt gạo đạt độ ẩm là 13,45 ± 0,03% phù hợp để bảo quản gạo.
Từ khóa: GABA, nảy mầm, gạo lứt, chế độ xay xát lúa, chế độ sấy

Article Details

Tài liệu tham khảo

[1]. Babu. P.D., et al. (2009), Brown rice-beyond the color reviving a lost health food-a review. Magnesium 187(13.10).

[2]. Ito. S. and Ishikawa. Y. (2004), Marketing of value-added rice products in Japan: germinated brown rice and rice bread. in FAO rice conference Rome, Italy.

[3]. Elliott. K. and Hobbiger. F. (1959), Gamma aminobutyric acid: circulatory and respiratory effects in different species; re‐investigation of the anti‐strychnine action in mice. The Journal of physiology 146(1), 70-84.

[4]. Oh. C.-H. and Oh. S.-H. (2004), Effects of germinated brown rice extracts with enhanced levels of GABA on cancer cell proliferation and apoptosis. Journal of medicinal food 7(1): p. 19-23.

[5]. Trần Thị Thu Hương và cộng sự (2017), Nghiên cứu sự biến đổi dinh dưỡng của gạo lứt trong quá trình nảy mầm, Trường ĐH CNTP Tp.HCM.

[6]. Banchuen, J., et al.,(2010) Increasing the bio-active compounds contents by optimizing the germination conditions of southern Thai brown rice. Songklanakarin Journal of Science and Technology 32(3), 219-230.

[7]. Chung, H.-J., et al. (2009), Effects of steeping and anaerobic treatment on GABA (γ-aminobutyric acid) content in germinated waxy hull-less barley. LWT-Food Science and Technology 42(10), 1712-1716.

[8]. Nguyễn Hoàng Sơn, Khảo sát điều kiện nảy mầm tối ưu cho quá trình hình thành các hợp chất chức năng của 2 giống gao lứt CK20 và ĐH6 2013, Trường đại học Cần Thơ: Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Bộ môn công nghệ thực phẩm.

[9]. Lê Minh Ngoan (2013), Khảo sát điều kiện nảy mầm tối ưu cho quá trình hình thành các hợp chất chức năng trong gạo mầm của hai giống lúa một bụi đỏ và VĐ20, Trường đại học Cần Thơ: Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Bộ môn công nghệ thực phẩm.

[10]. Lê Thị Thuỳ Trang (2005), Khảo sát tỷ lệ gãy của lúa gạo trên quy trình xay xát tại nhà máy Đặng Thành, Trường Đại học An Giang: Khoa nông nghiệp- Tài nguyên thiên nhiên.

[11]. Banchuen J., et al., (2010), Increasing the bio-active compounds contents by optimizing the germination conditions of Southern Thai Brown rice, Songklanarin J. Sci. Technol, 32(3), 219 -230.

[12]. Komatsuzaki. N., et al.(2007), Effect of soaking and gaseous treatment on GABA content in germinated brown rice. Journal of Food Engineering78(2), 556-560.

[13]. Wijngaard. H., et al., (2005), The effect of steeping time on the final malt quality of buckwheat. Journal of the Institute of Brewing 111(3), 275-281.

[14]. Naruebodee Srisang, et al., (2011), Effects of heating media and operating conditions on drying kinetics and quality of germinated brown rice, Journal of Food Engineering, Volume 107, 385 – 392