Nguyễn Duy Hải * & Hà Trọng Nghĩa

* Correspondence: Nguyễn Duy Hải (email: HaiND@vhu.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu về giá trị xã hội Việt Nam hiện đại từ cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc theo cách nhìn xã hội học. Kết quả cho thấy xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành hệ giá trị mới với ba xu hướng trái ngược cùng tồn tại: (1) Giá trị của xã hội công nghiệp hiện đại chưa đứng vững, (2) Khía cạnh tiêu cực của các giá trị cũ còn mạnh mẽ, (3) Sự mai một của một số giá trị truyền thống cốt lõi. Sự yếu thế của các giá trị hiện đại trong giai đoạn hội nhập đã gây ra khủng hoảng giá trị ở Việt Nam, biểu hiện là các hiện tượng lệch lạc diễn ra ở khắp các quan hệ kinh tế, chính trị, pháp luật, cộng đồng. Nguyên nhân sâu xa của sự khủng hoảng này nằm ở việc các thể chế xã hội, đặc biệt là chính trị và luật pháp chưa thực hiện tốt chức năng hướng đích và liên kết xã hội.
Từ khóa: giá trị xã hội, thể chế, duy trì khuôn mẫu lặn., khủng hoảng giá trị, hệ thống-cấu trúc

Article Details

Tài liệu tham khảo

[1]. Cục An Toàn Lao Động, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2017), Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2016.

[2]. Bích Diệp (2017), "Cả nhà làm quan" hay chuyện lạm dụng quyền lực đã đến hồi báo động.

[3]. Trần Ngọc Duy (2016), Liên tục xảy ra tai nạn lao động trong ngành than: Kỷ luật an toàn bị xem nhẹ.

[4]. Đặng Thị Phương Duyên (2013), Vai trò của giá trị văn hóa truyền thống đối với việc định hình văn hóa cho lối sống ở con người Việt Nam hiện nay, Khoa học xã hội Việt Nam, 97-104.

[5]. Ngọc Hà (2014), Nhộn nhạo như đào tạo tiến sĩ.

[6]. Vũ Quang Hà (2002), Xã hội học đại cương, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7]. Hán Hiển (2016), Những vụ học trò đánh thầy cô gây phẫn nộ

[8]. HTH (2014), Giật mình về con số thống kê của gia đình Việt.

[9]. Inlehart R. (2008), Hiện đại hóa và Hậu hiện đại hóa, Chính trị Quốc gia.

[10]. Hồ Quang Lợi (2014), Vô cảm - Cái chết từ trong tâm hồn.

[11]. Đỗ Huy, Nguyễn Thu Nghĩa (2014), Bảng giá trị của văn hóa Việt Nam trong hành trình chuyển từ truyền thống sang hiện đại, Khoa học xã hội Việt Nam, 102-112.

[12]. Hà Nội Mới (2006), Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ dễ dãi với nghiên cứu sinh.

[13]. Bảo Nam (2016) Người Việt đang tạo ra một thế hệ lười biếng.

[14]. Nguyễn Xuân Nghĩa (1998), Xã hội học: Khái niệm - Khuynh hướng - Vấn đề, Đại học Mở Bán Công TP.Hồ Chí Minh.

[15]. Võ Nguyễn Hoài Như (2015), Kế thừa các giá trị tinh thần truyền thống trong hiện đại hóa xã hội. Khoa học xã hội Việt Nam, 78-84.

[16]. Trần Sĩ Phán (2016), Xung đột hệ giá trị tinh thần và xây dựng hệ giá trị của con người Việt Nam. Khoa học xã hội Việt Nam, 20-26.

[17]. Hoàng Phúc (2015), Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống - Nền tảng của đạo đức mới cho thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay.

[18]. Văn Phúc (2016), Tỷ lệ lao động Việt Nam qua đào tạo nghề chỉ đạt 38,5%.

[19]. Vũ Hào Quang (2014), Lý thuyết giá trị và mô hình biến đổi giá trị trong nghiên cứu xã hội học. Khoa học xã hội Việt Nam, 63-72.

[20]. Ngọc Quang (2016), "Thú thật, tôi rât ngại tham gia hội đồng chấm luận án tiến sĩ".

[21]. Minh Thanh (2013), Sĩ diện, tiêu hoang đã ăn vào máu người Việt !

[22]. Hà Thu (2016), Lạm phát đào tạo tiến sĩ: Những tiến sĩ trong cuộc nói gì ?