Nguyễn Thị Bích Thủy * , Phan Thị Dạ Thảo & Trương Thị Tuyết Thanh

* Correspondence: Nguyễn Thị Bích Thủy (email: ThuyNTB@vhu.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Động cơ phạm tội là động cơ bên trong thúc đẩy và dẫn đến hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên. Vì vậy, hiểu rõ về động cơ phạm tội thì gia đình, nhà trường cũng như xã hội sẽ phần nào hạn chế được tình trạng này. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng: động cơ phạm tội chủ yếu của trẻ vị thành niên là động cơ gắn liền với những suy tính nhằm nâng cao thể diện bản thân. Ngoài ra, còn có các động cơ khác như động cơ mang tính chất hiếu chiến, động cơ vụ lợi. Đồng thời, các yếu tố như gia đình, nhà trường, xã hội có ảnh hưởng đến động cơ phạm tội của trẻ. Trong đó, yếu tố gia đình là yếu tố trực tiếp và nền tảng tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Từ khóa: động cơ phạm tội, trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, Trường Giáo dưỡng số 5 Long An

Article Details

Tài liệu tham khảo

[1] Chu Liên Anh (2010), Giáo trình Tâm lý học tư pháp, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[2] Vũ Dũng (chủ biên, 2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[3] Trần Thị Minh Đức (2009), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[4] Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên, 2011), Giáo trình Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Sư phạm, Hồ Chí Minh.

[5] Maurice Porot, Đạm Thư dịch, (1993), Trẻ em và các mối quan hệ gia đình, Nxb Ngoại Văn, Hà Nội.

[6] Đặng Thanh Nga, Nguyễn Hồi Loan (2004), Tâm lý học pháp lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[7] Vụ quản lý Khoa học và Công nghệ - Bộ Công An (2004), Người chưa thành niên phạm tội và các giải pháp phòng ngừa của lực lượng cảnh sát nhân dân trong tình hình hiện nay, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.