Phạm Nguyễn Mỹ Tiên *

* Correspondence: Phạm Nguyễn Mỹ Tiên (email: mytien.vhnn@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Nghìn lẻ một đêm là một trong số những tác phẩm văn học Arab được dịch và được yêu thích tại Việt Nam. Nghiên cứu về Nghìn lẻ một đêm không chỉ góp phần mang đến một cái nhìn sâu sắc về văn học Trung đại mà rộng hơn, nó còn có ý nghĩa to lớn đối với công tác nghiên cứu văn hóa Hồi giáo nói chung. Nhắc đến tác phẩm này, chúng ta không thể không kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống. Nó được hiểu như là cách thức tạo ra “cái tình thế của câu chuyện”, những cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, nhân vật bộc lộ tính cách. Bài viết tập trung làm rõ nghệ thuật xây dựng tình huống trong Nghìn lẻ một đêm – một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của thiên truyện trên phương diện cách kể.
Từ khóa: Nghìn lẻ một đêm, tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng tình huống

Article Details

Tài liệu tham khảo

[1]. Nhật Chiêu, 2003. Câu chuyện văn chương phương Đông, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Chu Xuân Diên, 2008. Nghiên cứu văn hóa dân gian, phương pháp – lịch sử - thể loại, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, 2010. Từ điển thuật ngữ văn học, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Phan Quang dịch, 2012. Nghìn lẻ một đêm, NXB. Văn học, Hà Nội.

[5]. Todorov T., Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, 2004. Thi pháp văn xuôi, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, 2009. Nghiên cứu so sánh hai tác phẩm Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Văn học và ngôn ngữ, Đại học KHXH & NV, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

[7]. Hồ Khánh Vân (2008), Từ lý thuyết nữ quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Văn học và ngôn ngữ, Đại học KHXH & NV, TP. Hồ Chí Minh.