Vương Hoài Lâm *

* Correspondence: Vương Hoài Lâm (email: vuonghoailam112@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Hát bội (tuồng) là một trong những loại hình kịch hát truyền thống của Việt Nam, có bề dày lịch sử phát triển lâu đời, có tầm ảnh hưởng rộng khắp ba miền đất nước. Ở Nam bộ, nghệ thuật hát bội có những đặc trưng riêng trong phong cách biểu hiện và thi pháp sáng tác. Năm 1977, Đoàn Nghệ thuật hát bội TP.HCM (nay là Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM) được thành lập, tập hợp một đội ngũ nghệ sĩ, nghệ nhân hát bội chuyên nghiệp góp phần xây dựng một diện mạo nghệ thuật hát bội riêng biệt, đại diện cho nghệ thuật hát bội TP.HCM nói riêng và Nam bộ nói chung. Trong tiến trình phát triển của mình, nhìn từ bình diện kịch bản, nghệ thuật hát bội TP.HCM đã kế thừa truyền thống hát bội phương Nam từ những ngày đầu, đồng thời cũng đã có những động thái tiệm cận đến tính hiện đại của văn học kịch đương đại. Bài viết này phác họa các khuynh hướng nội dung kịch bản hát bội ở TP.HCM (nhìn từ thực tiễn Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM) trong suốt 40 năm hình thành và phát triển.
Từ khóa: kịch hát bội, Nhà hát nghệ thuật hát bội TP.HCM

Article Details

Tài liệu tham khảo

[1] Tôn Thất Bình, 2006. Tuồng Huế, NXB Trẻ. TP.HCM.

[2] Lê Ngọc Cầu, Phan Ngọc, 1984. Nội dung xã hội và mỹ học tuồng đồ, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.

[3] Đỗ Hương, 2005. Về nghệ thuật diễn xuất kịch hát truyền thống và kịch nói Việt Nam; NXB Sân khấu, Hà Nội.

[4] Nguyễn Anh Kiệt chủ biên, Đinh Bằng Phi biên soạn, 2007. Nhà hát nghệ thuật hát bội Thành phố Hồ Chí Minh 30 năm - một chặng đường (1977 - 2007), NXB Văn nghệ, TP.HCM.

[5] Nguyễn Tô Lan, 2014. Khảo luận về tuồng Quần phương tập khánh, NXB Thế giới, Hà Nội.

[6] Đinh Bằng Phi, 2005. Nhìn về sân khấu hát bội Nam bộ, NXB Văn nghệ, TP.HCM.

[7] Claudine Salmon, 2004. Tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc ở châu Á (Từ thế kỷ XVII - đến thế kỷ XX), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[8] Lưu Hồng Sơn, “Ảnh hưởng của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa và sự tiếp nhận tác phẩm này ở Nam bộ đầu thế kỷ XX”, xem tại: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn; ngày truy cập: 10/12/2016.

[9] Phan Trọng Thưởng, “Tổng quan tiến trình văn học kịch Việt Nam nửa sau thế kỷ XX” in trong Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX; tr.562-590.