Nguyễn Thị Diễm Châu *

* Correspondence: Nguyễn Thị Diễm Châu (email: 437_nguyenthidiem@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất màu mỡ phát triển lúa gạo, các loại trái cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng với kiểu sản xuất cả thể nhỏ lẻ, thiếu kỹ thuật, định hướng, cây trồng trôi nổi và thiếu thông tin thị trường khiến người dân phải canh tác theo kinh nghiệm “cha truyền con nổi” lời ăn lỗ chịu. Để lúa gạo và vườn cây ăn trái phát huy tiềm lực vốn có thì cần phải cải cách toàn diện từ tư duy đến quy trình sản xuất theo nhu cầu thị trường, lúc đó người nông dân mới có thể làm giàu từ chính mảnh đất của mình. Việt Nam xuất khẩu gạo chỉ đứng sau Thái Lan, nhưng về mức sống người nông dân Việt Nam không sánh được với nông dân Thái Lan mặc dù nông dân Việt Nam cần cù, chăm chỉ không kém, điều kiện tự nhiên cũng có nhiều ưu đãi. Nông dân Việt Nam vẫn chịu cảnh “được mùa rớt giá" nên cuộc sống bấp bênh. Nhà nước bên cạnh quy định giá sàn xuất khẩu cũng cần có chính sách trợ giá cho người nông dân đảm bảo chắc chắn người sản xuất gạo có lãi, có được điều này thì cần phải nghiên cứu và tính toán chi phi sản xuất và ấn định giá thu mua trong nước hợp lý, phù hợp với mục tiêu nông dân sẽ có lãi từ 30% trở lên mà từ trước tới nay có năm làm được có năm không. Việc khôi phục và mở rộng các ngành nghề truyền thống để góp phần giải quyết nạn thất nghiệp tạo việc làm mới cho người lao động, tăng thêm thu nhập cho nông dân là cần thiết.

Article Details

Tài liệu tham khảo

1. Đại học Kinh tế tài chính Tp.HCM, 2013, “Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2012 và định hướng năm 2013”, Tạp chí phát triển và hội nhập, tháng 3-4/2013.

2. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Du Phong (2011), “Coi giải quyết vấn đề tam nông là một trong những vấn đề then chốt của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí kinh tế và phát triển.

4. Nguyễn Đức Thành (2012), Đổi diện thách thức tái cơ cấu kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Tổng cục thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. http://www.tiengiang.gov.vn

8. http://www.baomoi.com.vn (11/9/2013)

9. http://www.vietfin.net/xuat-khau-gao-viet-nam-2012-hien-tai-va-tuong-lai.