Đặng Quốc Minh Dương * & Lê Văn Thiện

* Correspondence: Đặng Quốc Minh Dương

Main Article Content

Tóm tắt

Motif đồng sinh xuất hiện khá nhiều truyện dân gian Việt Nam, và có những khác biệt, biến đổi trong từng thể loại. Ở thần thoại, motif này nói về sự hình thành “loài người”, “mọi người” - chỉ những người cùng thị tộc, quốc gia. Với truyền thuyết, motif này có sự giảm thiểu về số người/ lần sinh nở - thông thường là sinh đôi. Các nhân vật đồng sinh này là biểu tượng của quần chúng nhân dân - luôn đồng hành, đồng lòng với các anh hùng dân tộc. Cả hai thể loại này, dân gian sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ khi miêu tả về việc đồng sinh. Đến truyện cổ tích, dân gian không miêu tả cái kỳ trong khi sinh, mà giảm dần nghệ thuật kỳ ảo để tập trung phản ánh thân phận của các nhân vật. Như vậy, motif đồng sinh đã có quá trình vận động, biến đổi để phản ánh việc sinh nở thể hiện qua con số, thể hiện qua các yếu tố thần kỳ.
Từ khóa: đồng sinh, sinh đôi, kỳ ảo, truyện dân gian, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cao Huy Đỉnh (2015). Người anh hùng làng Dóng. Tp Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ.

Chevalier, J. và Gheerbrant, A. (2002). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Phạm Vĩnh Cư (Chủ biên), Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy KhánhNguyên NgọcVũ Đình Phòng và Nguyễn Văn Vỹ dịch (2016). Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng.

Đặng Nghiêm Vạn (1997). Huyền thoại về nạn hồng thủy và nguồn gốc các tộc người. In trong Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam, tập 1. Đặng Văn Lung (chủ biên), Võ Thị Hảo, Nguyễn Sông Thao. Hà Nội, Nxb Văn hóa Dân tộc.

Holloway, A. (2014). Doppelgangers and the Mythology of Spirit Doubles. https://www.treasurenet.com/threads/doppelgangers-and-the-mythology-of-spirit-doubles.424654/. Việt Nguyên dịch (2015). Doppelgangers (Kẻ Song Trùng) và Truyền Thuyết về Những Linh Hồn Song Sinh. https://bianlichsu.com/nguoi-trong-trung-va-truyen-thuyet-ve-nhung-linh-hon-song-sinh/.

Nguyễn Đổng Chi (2000a). Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Quyển 1. Tp Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục.

Nguyễn Đổng Chi (2000b). Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Quyển 2. Tp Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục.

Nguyễn Tấn Đắc (2001). Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif. Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.

Nguyễn Thị Huế (chủ biên) (2012). Từ điển type truyện dân gian Việt Nam. Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.

Nguyễn Thị Huế (chủ biên) (2013). Thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam. Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.

Propp, V.Ia. (1976). Folklore and Reality. Chu Xuân Diên và Trần Thị Phương Phương dịch (2004). In trong Tuyển tập V. Ia. Propp, tập II - Những lễ hội nông nghiệp Nga và Folkore và thực tại. Chu Xuân Diên, Nguyễn Quang Lê, Nguyễn Thị Kim Loan và Trần Thị Phương Phương dịch (2004) từ bản tiếng Nga. Hà Nội, Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.

Tòa Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh (1998). Kinh Thánh trọn bộ - Cựu ước và Tân ước. Tp Hồ Chí Minh, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

Trần Thị An (2014). Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam. Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.

Võ Quang Nhơn (1997). Thần thoại các dân tộc ít người Việt Nam. In trong Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam, tập 2. Đặng Văn Lung (chủ biên), Võ Thị Hảo, Nguyễn Sông Thao. Hà Nội, Nxb Văn hóa Dân tộc.