Hoàng Sĩ Nguyên * & Lê Thanh Toàn

* Correspondence: Hoàng Sĩ Nguyên

Main Article Content

Tóm tắt

“Phong trào Thơ mới 1932 - 1945” ra đời và kết thúc chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng thành tựu để lại rất lớn; sau này người ta không còn gọi là “phong trào” nữa mà chỉ gọi là Thơ mới với sự ghi nhận và tôn vinh. Một trong những nguyên nhân đưa lại tiếng vang và giá trị bền vững cho Thơ mới là sự vận động thể loại liên tục; trong đó, ngôn ngữ thơ của lối viết tự động là mốc son cuối trong giai đoạn cuối cùng của nó (1941 - 1945). Bài viết đi sâu nghiên cứu, góp phần làm sáng rõ sự ảnh hưởng của thơ Phương Tây đưa đến lối viết tự động và những quan niệm, tác phẩm thơ từ sự cách tân này.
Từ khóa: Thơ mới, cách tân, lối viết tự động, tượng trưng, siêu thực

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đỗ Lai Thúy (2000). Mắt thơ (Tái bản). Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin.

Đỗ Lai Thúy (2004). Lời giới thiệu chuyên đề về Chủ nghĩa siêu thực. Tạp chí Văn học nước ngoài, số 5.

Hà Minh Đức (1998). Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Hà Nội, Nxb Giáo dục.

Hoàng Ngọc Hiến (1997). Văn học và học văn. Hà Nội, Nxb Văn học.

Hội Nhà văn (2001). Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm. Hà Nội, Nxb Hội Nhà văn.

Hữu Đạt (1996). Ngôn ngữ thơ Việt Nam. Hà Nội, Nxb Giáo dục.

Lê Đình Kỵ (1993). Thơ mới - những bước thăng trầm. Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu Huy Nguyên (Sưu tầm, tuyển chọn) (2000). Hàn Mặc Tử - Thơ và đời. Hà Nội, Nxb Văn học.

Mã Giang Lân (1995). Tìm một định nghĩa cho thơ. Tạp chí Văn học, số 12, 30-33.

Phan Ngọc (1995). Thơ là gì?. In trong Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 23-35.

Trần Đình Sử (1987). Thi pháp thơ Tố Hữu. Hà Nội, Nxb Tác phẩm mới.

Văn Giá (2001). Một khoảng trời văn học. Hà Nội, Nxb Giáo dục.