https://js.vhu.edu.vn/index.php/vhujsvn/issue/feed Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến 2023-08-21T00:00:00+07:00 Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến vhujs@vhu.edu.vn Open Journal Systems <div class="about-the-journal col-xs-12 col-sm-12 col-md-12"> <div class="col-xs-12 col-sm-12 col-md-12"> <p><em><span style="color: #636363; font-family: 'Times New Roman', serif; font-size: 17.3333px; font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-weight: 300; letter-spacing: normal; orphans: 2; text-align: left; text-indent: 37.8px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: #ffffff; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; display: inline !important; float: none;">Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến (Van Hien University Journal of Science</span></em> <em><span style="color: #636363; font-family: 'Times New Roman', serif; font-size: 17.3333px; font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-weight: 300; letter-spacing: normal; orphans: 2; text-align: left; text-indent: 37.8px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: #ffffff; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; display: inline !important; float: none;">công</span></em> <span style="color: #636363; font-family: 'Times New Roman', serif; font-size: 17.3333px; font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-weight: 300; letter-spacing: normal; orphans: 2; text-align: left; text-indent: 37.8px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: #ffffff; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; display: inline !important; float: none;">bố)</span><em><span style="color: #636363; font-family: 'Times New Roman', serif; font-size: 17.3333px; font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-weight: 300; letter-spacing: normal; orphans: 2; text-align: left; text-indent: 37.8px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: #ffffff; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; display: inline !important; float: none;"> và đăng tải những kết quả nghiên cứu khoa học dưới dạng các bài tổng quan (review paper), các bài của các công trình nghiên cứu khoa học (research paper) và các bài thông tin, thông báo khoa học (short communication paper) của các tác giả trong và ngoài nước. Nội dung của các bài báo liên quan đến các ngành, chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu tại trường Đại học Văn Hiến và các cơ sở liên quan của trường Đại học Văn Hiến. Đặc biệt là những kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến Khoa học Xã hội Nhân văn, Kinh tế, Kỹ thuật - Công nghệ</span><span style="color: #636363; font-family: 'Times New Roman', serif; font-size: 17.3333px; font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-weight: 300; letter-spacing: normal; orphans: 2; text-align: left; text-indent: 37.8px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: #ffffff; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; display: inline !important; float: none;">và thông tin về các hoạt động đào tạo tại trường Đại học Văn Hiến.</span></em></p> </div> </div> <p><em> </em></p> https://js.vhu.edu.vn/index.php/vhujsvn/article/view/676 Kiểm tra trực tuyến: Góc nhìn của sinh viên đại học 2023-05-22T14:09:16+07:00 Lê Điền Châu Anh ledienchauanh@gmail.com Nguyễn Thị Thanh Hà HaNTT2@vhu.edu.vn Nguyễn Thái Bảo Trân tranntb.dhvh@gmail.com Đặng Thị Tuyết Trang tuyetrang10@gmail.com <p><em>Kiểm tra trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng số lượng các nghiên cứu về chất lượng của phương thức kiểm tra này ở Việt nam còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên về một số yếu tố chính quyết định chất lượng của các bài kiểm tra trực tuyến. </em><em>Phương pháp khảo sát trực tuyến qua </em><em>Google form</em><em> được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu của </em><em>sinh viên thuộc khoa Ngoại ngữ của bốn trường đại học tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh</em><em> và nhận được 721 phiếu trả lời hợp lệ, trong đó lựa chọn </em><em>10 sinh viên </em><em>tiếp tục </em><em>tham gia phỏng vấn </em><em>chuyên sâu </em><em>qua điện thoại. Dữ liệu thu được cho thấy mặc dù hầu hết người tham gia nghiên cứu đánh giá cao tính thực tế của kiểm tra trực tuyến, đa số không cho rằng kiểm tra trực tuyến có độ tin cậy và tính giá trị cao. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kiểm tra trực tuyến có tác động tiêu cực tới phương pháp học tập và ôn thi của sinh viên</em><em>.</em></p> 2023-06-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến https://js.vhu.edu.vn/index.php/vhujsvn/article/view/659 Tính nước đôi trong truyện ngắn ở đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 qua khảo sát trên tạp chí Bách Khoa 2023-05-10T16:45:10+07:00 Bùi Ngọc Anh Thư anhthu12719@gmail.com <p><em>Hậu thuộc địa đã và đang là một giới thuyết nghiên cứu hứa hẹn nhiều triển vọng. Đặc biệt đối với một quốc gia từng trải qua thời k</em><em>ỳ</em><em> thuộc địa lâu dài như Việt Nam, việc ứng dụng thuyết hậu thuộc địa vào nghiên cứu văn học tỏ ra phù hợp và cần thiết để nhìn lại những tàn tích văn hóa còn sót lại của chủ nghĩa thực dân. Một trong những nội dung nổi bật của thuyết hậu thuộc địa là tính nước đôi có thể bắt gặp ở cả chủ thể thực dân lẫn thuộc địa. Bài viết tập trung chỉ ra tính nước đôi trong một số truyện ngắn trên tạp chí Bách Khoa thông qua việc phân tích các nhân vật ở các phương diện tư tưởng, thái độ, tình cảm. Từ đó, hướng đến l</em><em>ý</em><em> giải những mâu thuẫn nội tại cũng như thể hiện khát vọng vượt thoát của chủ thể thuộc địa trong một bối cảnh xã hội hết sức phức tạp của miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975. </em></p> 2023-06-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến https://js.vhu.edu.vn/index.php/vhujsvn/article/view/670 Nét văn hóa Nam bộ trong “Bửu Sơn Kỳ Hương” của Lý Lan 2023-05-23T13:44:37+07:00 Trần Ngọc Ánh tnanh368@gmail.com <p><em>Tiểu thuyết Bửu Sơn Kỳ Hương của Lý Lan là một trong những tác phẩm văn học nổi bật về văn hóa Nam Bộ. Với việc phân tích tiểu thuyết này dưới góc nhìn văn hóa, bài viết đi tìm hiểu một số nét văn hóa Nam Bộ được biểu hiện qua cách ứng xử của chủ thể văn hóa Nam Bộ, đặt trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội với đời sống văn hóa tinh thần truyền thống và Minh Tân. Qua đó, giúp tái hiện </em><em>lại một số đặc điểm văn hóa Nam Bộ đặt</em><em> trong bối cảnh đất nước thế kỷ XIX. </em></p> 2023-06-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến https://js.vhu.edu.vn/index.php/vhujsvn/article/view/657 Tinh thần Phật giáo dấn thân trong Am mây ngủ của Thích Nhất Hạnh 2023-03-20T14:51:09+07:00 Hồ Thị Ngọc Nho ngocnho2009@gmail.com <p><em>Phật giáo dấn thân là khái niệm do Thích Nhất Hạnh khởi xướng từ những năm 60 của thế kỷ XX. Dấn thân để hiện đại hóa Phật giáo, để tu tập nhưng không xa rời cõi thế, không ngủ quên trong tu viện của ngã mạn mà đến gần cuộc đời hiện thực. Bài viết này tập trung tìm hiểu tinh thần Phật giáo dấn thân trong “Am mây ngủ” của thiền sư Thích Nhất Hạnh trên hai phương diện: con người nhập thế và con người chánh niệm. Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích-tổng hợp và phương pháp liên ngành, mong muốn làm sáng tỏ tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam từ lúc mới du nhập cho đến hiện tại, nhất là tinh thần cư trần lạc đạo, Bụt ở trong lòng của Phật giáo Việt Nam đời Trần mà Thích Nhất Hạnh gửi gắm. </em></p> 2023-06-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến https://js.vhu.edu.vn/index.php/vhujsvn/article/view/683 Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Cõi nhân gian của Nguyễn Phúc Lộc Thành 2023-05-22T22:01:52+07:00 Nguyễn Minh Tâm minhtam471479@gmail.com <p><em>Chủ nghĩa hiện sinh đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn học Việt Nam. Bằng cảm quan hiện sinh, Nguyễn Phúc Lộc Thành quan tâm, trăn trở, ưu tư về con người giữa những ngổn ngang và bộn bề thế sự. Do đó, bộ tiểu thuyết trường thiên Cõi nhân gian luôn đặt các nhân vật trong trạng thái hiện hữu mạnh mẽ nhất để thích ứng với thời cuộc. Đồng thời, nhân vị được đề cao trong sự vượt thoát nghịch cảnh và tìm ra giá trị cho chính mình. Bài viết tập trung khai thác góc nhìn hiện sinh của tác giả về con người trong thời đại xã hội đổi mới đầy biến động, từ đó, nêu bật những thông điệp tích cực về thái độ sống và quyền tự do lựa chọn được tác giả gửi gắm trong tiểu thuyết.</em></p> 2023-06-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến https://js.vhu.edu.vn/index.php/vhujsvn/article/view/667 Kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Cõi nhân gian của Nguyễn Phúc Lộc Thành 2023-04-03T23:01:44+07:00 Nguyễn Thị Thu Hiền hien8877160@gmail.com <p><em>Lý thuyết tự sự học được quan tâm ở Việt Nam từ đầu những năm 2000 và nhanh chóng trở thành hướng nghiên cứu đầy tiềm năng trong văn học. Đầu năm 2022, tiểu thuyết Cõi nhân gian của Nguyễn Phúc Lộc Thành với</em><em> nội dung phản ánh bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI đã gây được tiếng vang trên văn đàn. B</em><em>ài viết đưa ra cái nhìn khái quát và những đánh giá về bộ tiểu thuyết này dựa trên</em><em> các phương diện</em><em> l</em><em>ý</em><em> thuyết</em> <em>tự sự học</em><em>: (1) Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự; (2) Tổ chức kết cấu và cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Hướng tiếp cận là cơ sở khẳng định những giá trị thẩm mỹ và dấu ấn riêng về phương diện biểu hiện nghệ thuật, góp phần định vị tác phẩm trong nền văn học Việt Nam đương đại.</em></p> 2023-06-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến https://js.vhu.edu.vn/index.php/vhujsvn/article/view/395 Mộng và cấu trúc tiểu thuyết Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa 2023-02-07T15:45:19+07:00 Nguyễn Thị Tuyết tuyet.nt@vlu.edu.vn <p><em>Bằng phương pháp khảo sát văn bản, bài viết chỉ ra sự tham gia của yếu tố mộng trong cấu trúc tiểu thuyết Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa. Mộng không chỉ là yếu tố trung tâm trong các sự kiện của tác phẩm, mà còn chứa đựng cấu trúc tinh thần của Kinh Dịch, tinh hoa tư tưởng Trung Hoa. Đồng thời, bài viết cũng khẳng định tầm vóc lớn lao của nhà văn và ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm đối với xã hội đương thời. Đó là tài năng ứng dụng sáng tạo tri thức văn hóa dân gian và tinh thần các giấc mộng của dân tộc, nhân loại, và bản lĩnh nghệ thuật “can dự” vào hiện thực xã hội bằng việc sáng tạo nên giấc mộng lớn, có ý nghĩa đối thoại với “giấc mộng Trung Hoa”. Vì thế, tác phẩm không chỉ là một giấc mộng, mà còn trở thành một lời giải mộng, một câu chuyện ngụ ngôn hiện đại để tượng trưng và mặc khải về chung cục không thể thay đổi nếu con người vẫn chạy theo sự phồn vinh giả tạo và đánh mất nhân tính.</em></p> 2023-06-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến https://js.vhu.edu.vn/index.php/vhujsvn/article/view/692 Một số phong tục đặc trưng của cung đình Nhật Bản dưới thời Heian qua tác phẩm Genji monogatari 2023-06-15T15:49:03+07:00 Trần Thị Huệ huettjapan@gmail.com Phùng Thanh Tuyền phungthanhtuyen <p><em>Hôn nhân và thành nhân vốn là các phong tục vòng đời quan trọng ở các quốc gia Đông Bắc Á nói chung, và ở Nhật Bản nói riêng. Cả hai phong tục này vừa là nét văn hóa tinh thần đặc sắc, vừa là hình thức biểu hiện cho tư duy và lối sống truyền thống của người Nhật xưa; đã có nhiều nghiên cứu đề cập về hôn nhân và thành nhân của Nhật Bản, đặc biệt là thời kỳ Heian, đa số các bài viết được nghiên cứu thông qua các tài liệu lịch sử hay văn hóa, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu dưới góc độ của văn học.</em></p> <p><em>Thông qua tác phẩm kinh điển “Genji monogatari”, bài viết lần lượt trình bày về phong tục hôn nhân, và phong tục thành nhân của giới quý tộc sống trong hoàng cung Heian, để thấy được đời sống tinh thần độc đáo của họ, khác xa với đời sống bần hàn của dân thường ở bên ngoài kinh thành.</em></p> 2023-06-30T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến